Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ 1 Kinh Tế Pháp Luật 11 mới nhất

* Học sáng tác nhạc cho người mới
* Học Hòa âm phối khí trên Logic Pro X
* Học Sáng tác nhạc Pop Ballad
* Học Sản xuất âm nhạc trên máy tính

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ I

MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11

  1. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1.1.  Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của

  1. lợi tức xã hội . B. khái niệm tranh giành.
  2. khái niệm cạnh tranh. D. đấu tranh giai cấp.

Câu 1.2. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có

  1. sự ganh đua. B. sự thỏa hiệp. C. tính thỏa mãn.      D. khả năng ký kết.

Câu 1.3. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được

  1. ít lợi tức. B. nhiều tài vật. C. nhiều lợi nhuận.          D. ít  cổ phiếu.

Câu 1.4. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để có thể thu về lợi ích

  1. A. kinh tế cao nhất.                         thu nhập cho cộng đồng.
  2. C. tài vật hiện có.                             D. cổ phiếu nhiều hơn.

Câu 2.1. Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là

  1. cầu. B. tổng cầu. C. tổng cung.                   D. cung.

Câu 2.2. Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tương ứng với mức giá cả được xác định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

  1. cung. B. cầu. C. lạm phát.                     D. thất nghiệp.

Câu 2.3. Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một  

  1. thời gian nhất định. B. không gian nhất định.
  2. khoảng cách địa lí. D. gian đoạn lịch sử.

Câu 3.1. Trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mứa cần thiết, một trong những biện pháp để góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát là Nhà nước cần

  1. tăng bội chi ngân sách. B. cắt giảm chi tiêu ngân sách.
  2. tăng mức chi tiêu công. D. tăng lượng tiền lưu thông.

Câu 3.2. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy, một trong những biện pháp để góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát là Nhà nước cần

  1. đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
  2. Tăng các loại thuế xuất.
  3. Thắt chặt việc xuất khẩu của doanh nghiệp.
  4. Dừng sản xuất để đợt hết lạm phát.

Câu 3.3. Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo?

  1. Giảm mức cung tiền. B. Tăng mức cung tiền.
  2. Cắt giảm chi tiêu ngân sách. D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.

Câu 4.1. Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định gọi là

  1. cung. B. cầu. C. lạm phát.                     D. thất nghiệp.

Câu 4.2. Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một

  1. thời gian nhất định. B. không gian nhất định.
  2. khoảng cách địa lí. D. gian đoạn lịch sử.

Câu 4.3. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của

  1. khái niệm thất nghiệp. B. khái niệm lạm phát.
  2. khả năng thu nhập. D. quá trình khủng hoảng.

Câu 4.4. Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa

  1. có vị trí. B. tìm được việc làm. C. tìm được bạn đời.   D. có chỗ ở.

Câu 5.1. Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là

  1. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu.                    D. thị trường.

Câu 5.2. Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số (0%<tỉ lệ lạm phát<10%).  Điều đó phản ánh mức độ

  1. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
  2. siêu lạm phát. D. không đáng kể.

Câu 5.3. Khi mức lạm phát từ 10 % đến nhỏ hơn 1000% .  Điều đó phản ánh mức độ

  1. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
  2. siêu lạm phát. D. không đáng kể.

Câu 5.4. Khi mức lạm phát bằng hoặc lớn hơn  1000% .  Điều đó phản ánh mức độ

  1. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã.
  2. siêu lạm phát. D. không đáng kể.

Câu 6.1. Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến cung của hàng hoá?

  1. giá cả của ngành hàng hóa đó. B. nguồn gốc của hàng hóa.
  2. chất lượng của hàng hóa. D. vị thế của hàng hóa đó.

Câu 6.2. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa?

  1. Giá cả của hàng hóa đó. B. Trình độ của công nghệ sản xuất.
  2. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp. D. Dự đoán của người bán trên thị trường.

Câu 6.3. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa?

  1. Kỳ vọng của người sản xuất. B. Tâm lý của người tiêu dùng.
  2. Tâm trạng của người mua hàng. D. Thị hiếu của người tiêu dùng.

Câu 6.4. Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến cung của hàng hoá?

  1. Tâm trạng của người mua hàng.. B. Trình độ của công nghệ sản xuất.
  2. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp. D. Dự đoán của người dân.

Câu 7.1. Trong nền kinh tế thị trường, khi thu nhập trung bình của người tiêu dùng giảm xuống thì cầu về hàng hoá dịch vụ sẽ như thế nào?

  1. không thay đổi. B. có xu hướng giảm.
  2. không biến động. D. luôn cân bằng nhau.

Câu 7.2. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, cầu sẽ như thế nào?

  1. ổn định. B. không tăng. C. giảm xuống.                D. tăng lên.

Câu 7.3. Trong nền kinh tế thị trường, khi thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hoá dịch vụ sẽ như thế nào?

  1. không thay đổi. B. có xu hướng tăng.
  2. không biến động. D. luôn cân bằng nhau.

Câu 7.4. Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả của hàng hoá, dịch vụ nào đó đó trên thị trường có xu hướng giảm xuống thì sẽ làm cho cầu về hàng hóa đó có

  1. xu hướng tăng. B. xu hướng giảm.           C. thể giữ nguyên.           D.  Sẽ không đổi.

Câu 8.1. Trong nền kinh tế thị trường, khi các chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới sẽ tăng điều này sẽ tác động tới cung hàng hóa như thế nào?

  1. Cung giảm xuống. B. Cung tăng lên. C. Cung không đổi.         D. Cung bằng cầu.

Câu 8.2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trên thị trường có hiện tượng giá cả tăng thì sẽ tác động đến cung và cầu như thế nào?

  1. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
  2. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.

Câu 8.3. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

  1. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
  2. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.

Câu 8.4. Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu giảm xuống?

  1. Lượng cung giữ nguyên. B. Lượng cung cân bằng.
  2. Lượng cung tăng. D. Lượng cung giảm.

Câu 9.1. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp tạm thời và

  1. thất nghiệp giới tính. B. thất nghiệp theo lứa tuổi.
  2. thất nghiệp theo vùng. D. thất nghiệp cơ cấu

Câu 9.2. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và

  1. thất nghiệp chu kỳ. B. thất nghiệp giới tính.
  2. thất nghiệp lứa tuổi. D. thất nghiệp theo vùng

Câu 9.3. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp cơ cấu và

  1. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp giới tính.
  2. thất nghiệp theo lứa tuổi. D. thất nghiệp theo vùng.

Câu 10.1. Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp theo vùng, thất nghiệp theo lứa tuổi và

  1. thất nghiệp theo giới tính. B. thất nghiệp  trá hình.
  2. thất nghiệp cơ cấu.              D. thất nghiệp tự nguyện

Câu 10.2. Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi và

  1. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp theo vùng.
  2. thất nghiệp tự nguyện.            D. thất nghiệp thời vụ.

Câu 10.3. Theo tính chất của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện và

  1. thất nghiệp thời vụ.  B. thất nghiệp theo giới tính.
  2. thất nghiệp theo lứa tuổi. D. thất nghiệp cơ cấu.

Câu 10.4. Theo tính chất của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ và

  1. thất nghiệp tự nguyện. B. thất nghiệp theo lứa tuổi.
  2. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp chu kỳ.

Câu 11.1. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho  nhu cầu của đời sống  là nội dung của

  1. khái niệm lao động. B. khái niệm cạnh tranh.
  2. quá trình thất nghiệp. D. quan hệ cung cầu.

Câu 11.2. Thị trường lao động là nơi diễn ra thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở

  1. hợp đồng lao động. B. Hiến pháp.
  2. Luật lao động. D. Điều lệ công ty.

Câu 11.3. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động là khái niệm

  1. thị trường lao động. B. thị trường tài chính.
  2. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ.

Câu 11.4. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho

  1. nhu cầu của đời sống. B. mục đích của kinh doanh.
  2. khả năng của con người. D. cung cầu trong sản xuất.

Câu 12.1. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm là nội dung của

  1. khái niệm thất nghiệp. B. nội dung lao động.
  2. khái niệm việc làm. D. sức lao động.

Câu 12.2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà

  1. pháp luật không cấm. B. bản thân mong muốn.
  2. gia đình yêu cầu. D. bạn bè yêu thích.

Câu 12.3. Nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động là  khái niệm

  1. thị trường tài chính. B. thị trường kinh doanh.
  2. thị trường việc làm. D. thị trường chứng khoán.

Câu 12.4. Thị trường việc làm là  nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc trên cơ sở

  1. hợp đồng lao động. B. thực thi nhiệm vụ.
  2. thực hành công việc. D. hợp đồng dịch vụ.

Câu 13.1. Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động là góp phần trực tiếp vào việc phát triển thị trường nào dưới đây?

  1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa. B. Thị trường tư liệu sản xuất.
  2. Thị trường việc làm. D. Thị trường cạnh tranh.

Câu 13.2. Việc mở rộng quy mô và chất lượng các trường dạy nghề là sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra nguồn lao động dồi dào để phát triển yếu tố nào dưới đây?

  1. Thị trường việc làm. B. Xuất khẩu hàng hóa.
  2. Tăng thu ngân sách. D. Du lịch giá rẻ.

Câu 13.3. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. xuất khẩu lao động. B. miễn các loại thuế.
  2. bảo trợ tài sản. D. chia đều nguồn thu nhập.

Câu 13.4. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. phát triển sản xuất và dịch vụ. B. xóa bỏ định kiến về giới.
  2. chia đều lợi nhuận khu vực. D. hưởng chế độ phụ cấp khu vực.

Câu 14.1. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. B. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  2. Có mức sống đầy đủ về vật chất. D. Chủ động xử lí công tác truyền thông.

Câu 14.2. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Vay vốn ưu đãi để sản xuất. B. Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  2. Chăm sóc sức khỏe khi ốm. D. Chiếm hữu tài nguyên.

Câu 14.3. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. B. Khuyến khích để phát triển tài năng
  2. Sử dụng nguồn quỹ bảo trợ xã hội. D. Tận dụng tối đa mọi nguồn nhân lực.

Câu 14.4. Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Phát triển kinh tế gia đình. B. Thỏa thuận lao động tập thể.
  2. San bằng thu nhập cá nhân. D. Chia đều của cải xã hội.

Câu 15.1. Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vận dụng để phát triển thị trường việc làm cho người lao động trong giai đoạn này ?

  1. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.
  2. Có chính sách sản xuất kinh doạnh tự do tuyệt đối.
  3. Không ngừng tăng thuế thu nhập cá nhân.
  4. Kéo dài tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Câu 15.2. Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với yếu tố nào dưới đây?

  1. Thị trường lao động. B. Thị trường việc làm.
  2. Thị trường hàng hóa. D. Thị trường tiêu dùng.

Câu 15.3. Nhà nước khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên là một trong những giải pháp để thực hiện có hiệu quả vấn đề nào dưới đây?

  1. Giải quyết việc làm. B. Định canh, định cư.
  2. Chăm sóc sức khỏe. D. Công tác dân số.

Câu 15.4. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động là góp phần thúc đẩy thị trường nào dưới đây không ngừng phát triển?

  1. Thị trường việc làm. B. Thị trường chứng khoán.
  2. Thị trường bất động sản D. Thị trường tài chính.

Câu 16.1. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là

  1. ý tưởng kinh doanh. B. ý tưởng nghệ thuật.
  2. ý tưởng hội họa. D. ý tưởng kiến trúc.

Câu 16.2. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong

  1. học tập. B. nghệ thuật. C. kinh doanh.                 D. công tác.

Câu 16.3. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có

  1. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo.             D. tính xã hội.

Câu 16.4. Một ý tưởng được coi là ý tưởng kinh doanh khi ý tưởng đó có thể mang lại

  1. địa vị. B. lợi nhuận. C. quyền lực.                   D. hợp tác.

Câu 17.1. Một trong những lợi thế nội tại giúp cá nhân tạo ý tưởng kinh doanh đó là

  1. sự đam mê. B. địa điểm cư trú.
  2. địa điểm kinh doanh. D. sự cạnh tranh đối thủ.

Câu 17.2. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?

  1. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
  2. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất.

Câu 17.3. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?

  1. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
  2. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

Câu 17.4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

  1. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
  2. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. D. Đam mê của chủ thể kinh doanh.

Câu 18.1. Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận đó là

  1. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh.
  2. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh.

Câu 18.2. Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có

  1. tính hấp dẫn. B. tính quốc tế. C. tính bắt buộc.              D. tính pháp lý.

Câu 18.3. Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải

  1. tính ràng buộc. B. tính ổn định. C. tính nhất thời.             D. tính phổ biến.

Câu 18.4. Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có

  1. đúng thời điểm. B. đúng mục đích. C. tính nhất thời.             D. tính phổ biến.

Câu 19.1. Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào

  1. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động sản xuất – kinh doanh.
  2. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động tiêu dùng sản phẩm.

Câu 19.2. Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào góp phần hình thành nên đạo đức kinh doanh của các chủ thể?

  1. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp.
  2. Tính trung thực và tôn trọng con người.
  3. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
  4. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.

Câu 19.3. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực  có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể sản xuất  kinh doanh là nội dung của khái niệm

  1. ý tưởng kinh doanh. B. đạo đức kinh doanh.
  2. cơ hội kinh doanh. D. triết lý kinh doanh.

Câu 19.4. Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?

  1. Tôn trọng con người B. Giữ chữ tín
  2. Sự trung thực D. Có trách nhiệm

Câu 20.1. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp

  1. nâng cao năng lực cạnh tranh. B. gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
  2. giảm bớt lợi nhuận kinh doanh. D. không bị thanh tra kiểm toán.

Câu 20.2. Việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế

  1. Nâng cao lợi thế vùng miền. B. Nâng cao uy tín và thương hiệu.
  2. Khắc phục chênh lệch vùng miền. D. Tăng cường công tác truyền thông.

Câu 20.3. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp

  1. không phải đóng các khoản thuế. B. nâng cao uy tín với khách hàng.
  2. triệt hạ được đối thủ cạnh tranh. D. bóc lột triệt để năng lực nhân viên.

Câu 20.4. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao

  1. năng lực cạnh tranh. B. đầu cơ tích trữ.
  2. hủy hoại môi trường. D. thủ đoạn phi pháp.

Câu 21.1. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?

  1. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì.
  2. Đóng góp cho nền kinh tế. D. Đóng góp cho gia đình.

Câu 21.2. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?

  1. Cách thức kinh doanh. B. Hồ sơ kinh doanh.
  2. Phản hồi của khách hàng. D. Giá trị thặng dư sản phẩm.

Câu 21.3. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không có vai trò nào dưới đây đối với các chủ thể kinh doanh?

  1. Xác định đối tượng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
  2. Xác định hình thức kinh doanh. D. Xác lập quan hệ về lao động.

Câu 21.4. Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh?

  1. Đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. B. Lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường.
  2. Giảm thiếu nguy cơ lạm phát, tăng giá. D. Nâng tầm thương hiệu quốc gia.

Câu 22.1. Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt?

  1. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
  2. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh.

Câu 22.2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh?

  1. Xác định đối tượng khách hàng. B. Xác định cách thức hoạt động.
  2. Cụ thể mục tiêu kinh doanh. D. Cụ thể hóa về mặt cá nhân.

Câu 22.3. Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây?

  1. Tính hiệu quả. B. Tính hữu dụng. C. Tính nhân đạo.            D. Tính gia đình.

Câu 22.4. Nhân tố nào dưới đây không phải là yếu tố nội tại giúp tạo ý tưởng kinh doanh cho mỗi cá nhân?

  1. Sự đam mê. B. Kinh nghiệm. C. Hiểu biết.                    D. Vị trí địa lý

Câu 23.1. Yếu tố nào dưới đây là tiêu chí để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh?

  1. Tính nhân đạo. B. Tính hiệu quả. C. Tính phổ biến.             D. Tính trìu tượng.

Câu 23.2. Để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh, người ta không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây?

  1. Tính bền vững. B. Tính hiệu quả. C. Tính khả thi.               D. Tính phổ biến.

Câu 23.3. Đặc điểm nào dưới đây không phải là dấu hiệu để nhận diện một cơ hội kinh doanh?

  1. Tính thời điểm. B. Tính hấp dẫn. C. Tính ổn định.              D. Tính quốc tế.

Câu 23.4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?

  1. Tính thời điểm. B.  Tính ổn định.
  2. Tính hấp dẫn. D. Tính trừu tượng.

Câu 24.1. Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh?

  1. Đinh hướng cơ quan quản lý nhà nước. B. Định hướng chủ thể sản xuất.
  2. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. D. Thúc đẩy lạm phát và thất nghiệp.

Câu 24.2. Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây?

  1. Tính mới mẻ. B. Tính khả thi. C. Tính cạnh tranh.          D. Tính ôn hòa.

Câu 24.3. Một trong những vai trò của việc xây dựng và xác định ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh là giúp các chủ thể kinh doanh

  1. luôn lo lắng. B. luôn chủ động.            C.  có sự bị động.            D. có sự bi quan.

Câu 24.4. Nếu một ý tưởng kinh doanh không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được như thế nào?

  1. Thu nhiều lợi nhuận. B. Thua lỗ, phá sản.   C. Thuận buồm xuôi gió.     D. Kinh doanh phát đạt.

Câu 25.1. Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?

  1. Tính trung thực. B. Tính trách nhiệm. C. Có nguyên tắc.           D. Gắn kết các lợi ích.

Câu 25.2. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn luôn thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới dưới đây?

  1. Cần cù. B. Gắn kết. C. Trách nhiệm.               D. Hợp tác.

Câu 25.3. Đối với khách hàng, một trong những phẩm chất đạo đức cần có khi tiến hành kinh doanh đó là các chủ thể doanh nghiệp là phải làm gì?

  1. giữ chữ tín. B. giữ quyền uy. C. đối xử bất công.          D. dĩ công vi tư

Câu 25.4. Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?

  1. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ.
  2. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng.

Câu 26.1. Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?

  1. Hợp tác cùng phát triển. B. Không sản xuất hàng giả.
  2. Cạnh tranh bình đẳng. D. Bảo đảm lợi ích chính đáng.

Câu 26.2. Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?

  1. Đối xử công bằng với nhân viên. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng.
  2. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Thực hiện trách nhiệm xã hội.

Câu 26.3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

  1. Nâng cao danh tiếng. B. Tạo lập niềm tin.
  2. Xây dựng uy tín. D. Duy trì độc quyền.

Câu 26.4. Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế  làm việc nào sau đây?

  1. Giữ chữ tín với khách hàng. B. Trung thực trong sản xuất.
  2. Bảo vệ lợi ích khách hàng. D. Xâm phạm lợi ích khách hàng.

Câu 27.1. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh tế khi tiến hành kinh doanh đều chú trọng việc làm nào sau đây?

  1. Bảo vệ mội trường. B. Đầu tư quảng cáo trực tuyến.
  2. Đào tạo chuyên gia. D. Ứng dựng công nghệ số hóa.

Câu 27.2. Các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

  1. Tuân thủ quy định về quốc phòng. B. Quản lí nhân sự trực tuyến.
  2. Bí mật nhập khẩu phế liệu tái chế. D. Sử dụng lao động theo thời vụ.

Câu 27.3. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là thể hiện việc làm nào sau đây?

  1. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
  2. Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
  3. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng.

Câu 27.4. Thực hiện tốt đạo đức khi kinh doanh đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải thực hiện việc làm nào dưới đây?

  1. Thay đổi loại hình doanh nghiệp. B. San bằng lợi nhuận thường niên.
  2. Mở rộng ngành nghề đã được cấp phép. D. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên.

Câu 28.1. Đối với các hoạt động của nền kinh tế, tiêu dùng được gọi là

  1. đầu vào của sản xuất. B. đầu ra của sản xuất.
  2. cầu nối với sản xuất. D. nguồn lực của sản xuất

Câu 28.2. Góp phần thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất là một trong những

  1. vai trò của tiêu dùng. B. vai trò của đối ngoại.
  2. quá trình lạm phát.             D. quá trình thất nghiệp.

Câu 28.3. Tiêu dùng góp phần  định hướng cho hoạt động sản xuất,; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú về số lượng và đảm bảo về chất lượng, hướng tới phát triển

  1. phát triển cung cầu. B. phát triển kinh doanh.
  2. kinh tế bền vững. D. phân phối sản phẩm.

Câu 28.4. Tiêu dùng là đầu ra của sản phẩm, tạo động lực tăng trưởng và phát triển

  1. nội bộ gia đình. B.  đầu tư nông sản.
  2. kinh tế của đất nước. D. quan hệ bền vững.
  3. TỰ LUẬN:

Câu 1.  Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 2. Phân tích được quan hệ cung – cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.

Câu 3. Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

Câu 4. Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.

Câu 5. Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh; biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

Câu 6. Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận