Phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 5 môn Giáo dục thể chất
Học Producer - Remix trên FL Studio
Học Thu Âm – Mix nhạc trên Cubase |
Học Hòa âm phối khí trên Logic Pro X
Học làm nhạc EDM trên Ableton |
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
Họ và tên giáo viên:
Đơn vị:
Môn học được đánh giá: Giáo dục thể chất
a/ Phần đánh giá: Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn SGK của UBND tỉnh Trà Vinh, giáo viên đánh giá theo điểm số từng nội dung theo thang điểm từ 1 – 5 (mỗi chỉ số tiêu chí tối đa 5 điểm) cho từng đầu sách. Quy ước thang điểm đánh giá theo mức độ (1: Chưa đạt, 2. Cần cải thiện, 3: Đạt, 4: Khá, 5: Tốt)
Nội dung đánh giá | Điểm tối đa | Tên sách (Bộ sách) – Tên Tổng/Chủ biên- NXB | ||
KNTT-
Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên) -NXB GDVN |
CTST-
Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên) -NXB GDVN |
Cánh diều-
Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên)-NXB ĐHSP |
||
Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh | ||||
a) Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và hình, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh gần gũi, đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng bộ môn. | 5 | 4 | 4 | 5 |
b) Nội dung trong mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực,
khơi gợi tư duy sáng tạo; mỗi chủ đề trong sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh định hướng mục tiêu học tập. |
5 | 4 | 4 | 5 |
c) Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh (kỹ năng
nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới). |
5 | 4 | 4 | 5 |
Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên | ||||
a) Cách thiết kế trình bày bài học,chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ giảng dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. | 5 | 4 | 4 | 5 |
b) Sách giáo khoa có nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết
nội dung bài học với thực tiễn, đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ áp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh. |
5 | 5 | 5 | 5 |
c) Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp
với kế hoạch giáo dục của nhà trường. |
5 | 5 | 5 | 5 |
Tiêu chí 3. Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương | ||||
a) Về nội dung sách giáo khoa
– Có tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương. – Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phương pháp học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương. – Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục địa phương; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương. |
5 |
5 | 5 | 4 |
b) Cấu trúc sách giáo khoa thuận lợi, có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên
bổ sung những nội dung và hoạt động thích hợp, sát với thực tế địa phương. |
5 | 4 | 4 | 5 |
c) Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. | 5 | 3 | 3 | 4 |
Tiêu chí 4. Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa | ||||
a) Thuận tiện trong việc triển khai tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trong sử dụng sách giáo khoa, đảm bảo hiệu quả. | 5 | 4 | 4 | 5 |
b) Nguồn học liệu bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú (tiện ích, dễ tích hợp, gắn kết với các phần
mềm hỗ trợ mà cơ sở giáo dục đang sử dụng). |
5 | 4 | 4 | 5 |
c) Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. | 5 | 4 | 4 | 5 |
d) Chất lượng sách giáo khoa tốt. | 5 | 5 | 5 | 5 |
e) Nguồn phân phối, phát hành SGK đảm bảo nhu cầu của người dân. | 5 | 5 | 5 | 5 |
Mức điểm bình quân | 62 | 62 | 68 |
b/ Phần nhận xét: Sau khi đánh giá giáo viên ghi nhận xét về ưu điểm, hạn chế của từng đầu sách.
– Tên sách (Bộ sách)
– Tên Tổng/Chủ biên – Tên NXB |
Ưu điểm | Hạn chế |
KNTT-
Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên) –NXB GDVN |
– Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập
– Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành. – Hình ảnh sinh động, mỗi bài đều có mục tiêu rõ ràng, ngắn gon phù hợp với trinh độ vận động của học sinh – Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. – Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. – Các bài học vận dụng, trò chơi vận động bổ trợ khá gần gũi với các hoạt động trong cuộc sống thường nhật giúp học sinh áp dụng nhanh, dễ nhớ, dễ triển khai |
– Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ.
– Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất trường không đảm bảo. |
CTST-
Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên) –NXB GDVN |
– Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học, trinh bày có khoa học, rõ ràng từng mục
– Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành. – Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. – Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. – Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương. – Ngôn ngữ diễn tả khá chi tiết nhiệm vụ bài học kết hợp cùng hình ảnh rõ nét chi tiết giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và vận dụng vào bài học. – Các từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu có chú thích cụ thể các thuật ngữ. |
– Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học |
Cánh diều-
Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên)-NXB ĐHSP |
– Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ nắm và thực hiện.
– Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học. – Trò chơi đa dạng phù hợp với nội dung bài học, tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm ở học sinh.Các bài tập cụ thể, rõ ràng. – Bố cục sách hợp lí, làm rõ trọng tâm. Mỗi bài học đảm bảo đủ các phần. Mỗi phần được thể hiện rõ bằng kênh chữ và màu |
Giáo viên
(Ký và ghi rõ họ tên)