Các bước cơ bản phối nhạc trên CUBASE bằng ảnh

* Học sáng tác nhạc cho người mới
* Học Hòa âm phối khí trên Logic Pro X
* Học Sáng tác nhạc Pop Ballad
* Học Sản xuất âm nhạc trên máy tính

PHẦN I
Tạo một Project mới và nối đàn hoặc bàn phím MIDI với Cubase để có thể ghi được Sequencer trong phần mềm. 

Đầu tiên, các bác mở phần mềm Cubase lên và lựa chọn New Project để tạo dự án(file) làm việc mới



Đầu tiên chọn mẫu project định ghi, nếu làm song midi thì tốt nhất chọn dạng 16 track. nếu cần ghi thêm audio có thể add track thêm sau cũng được



Sau khi đã chọn, tiếp tục chọn nơi lưu file làm việc

Tiếp theo ta chỉnh để Cubase 5 nhận được những thiết bị ta kết nối. Thường là ta phải tự cài chứ Cubase không nhận ngay. Để chi tiết về vấn đề này thì mình sẽ nói sau.

Ở đây các bác có thể chọn đường ra những modul tiếng ngoài. Nếu bác nào xài Card âm thanh có đi qua Asio4all thì sẽ ko nghe được midi ở máy tính cho nên cần sử dụng Vsti để ghi tạm.

Còn nếu đơn giản chỉ ghi trên máy tính ko nối với các modul âm thanh ngoài, có thể bỏ qua bước này mà chỉ chú ý xem trong mục Midi Device phần Midi in có đường vào hay không thôi. Nếu tất cả đã OK ta sang phần II

PHẦN II Ghi Realtime( ghi trong thời gian thực hay nôm na là chơi và ghi luôn). Gồm các bước: làm quen với giao diện và những thông số cần thiết để ghi trong 1 track, cách ghi và sửa nhip (Quantize), cách copy và dán!!!

Các thông số cần chú ý trong track, bắt đầu ghi cần đánh tên track cho khỏi nhầm lẫn. Các bác làm bằng cách nháy đúp chuột vào các ô có chữ MIDI 01, MIDI 02…… và đánh tên nhạc cụ. Nếu như các bác xài hộp tiếng hoặc lấy tiếng đàn organ ở ngoài, thì cần chú ý thông số Volume, chọn cho phù hợp bằng cách nhấn chuột và kéo từ 0-127, thông số Transpose giông như trên đàn. Vi dụ nếu thông số này bằng 2 thì chơi trên đàn Am, âm thanh phát ra là Bm! Cái này rất cần thiết với đường Bass vì ở đây ko có nút Octave, vì vậy để được tiếng Bass( thường chọn track 2) ta phải lấy thông số Transpose là -24 (hạ 2 quãng tám) hoặc hạ thủ công trong Piano roll.

Các bác có thể làm quen với các thông số và nút trên track bằng hình dưới



Tiếp tục ta chọn voice cho track định ghi, nếu như ta định ghi dùng tiếng của đàn mà ta đã chọn ở phần I thì khi mở ra ta sẽ thấy BANK tiếng như trong đàn hoặc hộp tiếng như ở hình dưới

Còn nếu các bác không có đàn hoặc hộp tiếng mà cần kết nối với Vsti thì các bác làm như sau:
Vào Devices => VST Instrument(F11). Sẽ hiện ra bảng dưới. Ấn chuột trái và chọn 1 VSti các bác cần.

Phần mềm sẽ hiện ra một bảng hỏi các bác có muốn add thêm một track riêng cho kênh VSTi này không, các bác có thể tạo hoặc không.

Sau khi đã gọi thành công, các bác khai báo đầu ra các track là VSTi đã chọn(ví dụ như hình dưới) rồi chọn voice tương tự như ở trên.



Xong xuôi, bắt đầu để ghi. Làm như hình dưới, chú ý là khác đàn ta có thể ghi một lúc nhiều track cùng một giai điệu khi chơi nếu ta nhấn nút thu ở các track đó! Còn lại sau khi nhấn nút REC ở từng track ta sẽ ghi như khi ghi trên đàn. Khi thu xong cần chuyển sang track khác vì nếu các bác quên thì lần ghi tiếp theo nó sẽ ghi đè tiếp thêm 1 lần nữa vào track cũ!





Sau khi ghi thành công ta có thẻ copy đoạn đó và dán vào những đoạn tương tự tiếp sau, cái này rất hay dùng khi làm Drums, chỉ cần ghi 1-2 khuôn, sau đó cứ copy cho hết vì trống đa số là trong một đoạn chơi giống nhau! Tiện hơn sau khi chơi đoạn dạo, vào bài, DK. Sau đó quay lại như thế ta chỉ việc copy lại là xong, khỏi phải chơi lại nên tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực 

Khi ghi tốt rồi ta nên thực hiện lệnh Quantize giống như trên đàn, mục đích làm cho đoạn vừa ghi hoàn toàn đúng nhịp, đối với track Drums đây là điều bắt buộc nếu các bác gõ trực tiếp trên key! Các bác làm như hình vẽ



Để quantize cho hiệu quả và được chính xác nhất, thứ nhất cần chọn quét đen những đoạn ko chơi tự do và ko có nhiều luyến láy, thứ hai cần chọn đúng thông số quantize là móc đơn, móc kép, chùm 3 v.v….



Nếu Quantize chưa đúng hoặc không vừa ý, có thể nhấn Ctrl + Z để quay lại và tiếp tục quantize đến khi vừa ý thì thôi .

PHẦN III: Ghi bằng cách viết nốt nhạc, tinh chỉnh từng nốt đã ghi, Cách làm Volume, Balance, Effect của từng track chạy tự đông bằng Automation. Chỉnh sửa độ đánh mạnh nhẹ(Velocity), Pitch bend, Modulation trong bảng Key Editor.

Dưới đây là cách mở bảng Key Editor, cái này để thay đổi Velocity, tín hiệu Pitch Bend và Modulation rất tiện, ở đây cũng có thể viết thêm nốt, thay đổi trường độ hoặc cao độ nốt bằng cách kéo chuột, rất tiện với các bác ko rành nhạc lý lắm, hoặc những đoạn quá khó chơi sống… cứ căn theo hình phím đàn bên cạnh và tai nghe để viết nốt! Làm track Drums (phải chọn track 10) người ta thường vẽ trong cửa sổ này hoặc Drum Editor. Cửa sổ Key Editor như hình dưới.

C
ó 2 cách để mở: 1- Vào MIDI => Open Key Editor ; 2- Nháy đúp vào phần đã ghi.

Trong hòa âm để tạo cảm xúc cho các phần dàn dây, các câu solo Guitar, Sax, nhị, hồ v.v… volume phải thay đổi được tự động, cái này làm trên đàn rất khó và hầu như không làm được chính xác hoặc nghe bị xượng do xuống đột ngột. Hình dưới hướng dẫn các bác làm chạy tự động các thông số như Volume, Pan, Reverb, Chorus trong từng track. Phần này được gọi là Automation.



Sau khi nhấn vào mũi tên xổ xuống, các bác sẽ thấy chương trình cho sẵn ta phần Volume. Để có thêm các hiệu ứng khác ta cần phải Add thêm dựa vào các CC# tương ứng của các Effect.

Sau khi add, để thay đổi, gọi thêm các effect khác. Các bác làm như hình

Khi bấm vào, sẽ hiện ra 1 bảng như hình dưới. Các bác chỉ cần chú ý đến một số thông số và các CC# sau:

Khi đã Add các thông số cần thiết, các bác ấn nút W và R ở track cho nó sáng lên, rồi đưa con trỏ vào phần track effect và kéo.

Sau khi chỉnh sửa xong tác phẩm đã gần hoàn thành, ta sang phần IV là chỉnh cho Tempo chạy tự động, rất cần đối với các bài có phần thay đổi tempo giữa chừng – cũng như các bài có phần kết chậm dần(Rall) và cách ghi bài song midi lại để chuyển sang đàn!

PHẦN IV Chỉnh Tempo thay đổi theo ý muốn! Save tác phẩm mà các bác vừa làm xong

Trong Cubase để thay đổi Tempo cũng khá đơn giản, các bác chỉ cần chú ý một chút là làm được ngay! Điều này rát cần cho những đoạn kết hoặc dãn nhịp(nhanh lên hoặc chậm xuống). Cần làm như sau

Đầu tiên cần nháy sáng ô Tempo sang track như hình dưới để chuyển sang chế độ tempo tự do.

Sau đó các bác vào Project => Tempo Track để vào phần hiệu chỉnh tempo

Có 2 trường hợp hiệu chỉnh tempo là: Thay đổi đột ngột và thay đổi dần.
Đầu tiên hướng dẫn các bác cách Thay đổi tempo đột ngột, các bác làm như hình

Ở trên hình em đã đánh dấu điểm thay đổi tempo là đầu ô nhịp số 6. Để tăng thì các bác kéo lên, giảm thì kéo xuống dưới. Ở đây em ví dụ là kéo lên. Bắt đầu từ ô nhịp số 6, tempo sẽ là 250 

Cách thứ hai là tăng hoặc giảm dần. Các bác làm như sau:
Chọn chế độ Ramp như hình

Thay vì như ở cách thứ nhất, ta chỉ cần đánh 1 điểm là xong thì ở phần này ta phải đánh dấu 2 điểm là Điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Ví dụ em đánh bắt đầu là ô nhịp thứ 5 và kết thúc là ô nhịp số 6.

Sau khi đã đánh dấu, các bác kéo một trong hai điểm, xuống hoặc lên để tăng hoặc giảm tempo dần dần theo ý đồ. Ở đây em kéo điểm kết thúc xuống

Vậy là từ ô nhịp số 5, tempo sẽ giảm dần từ 120 tới 81 cho đến ô nhịp số 6 

Cuối cùng là save tác phẩm mà các bác đã làm hoàn thiện. Vô File – Export -> MIDI File….


Ở bảng hiện ra, các bác đánh tên bài và ấn nút Save



Sau khi nhấn Save, sẽ hiện ra bảng có các tùy chọn khi xuất, nếu các bác không có nhu cầu gì thêm thì ấn OK là xong!

Sưu tầm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận