Giáo án Âm nhạc 4 – Cánh Diều

KẾ HOẠCH  BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ 1 – TUỔI THƠ

Tiết 1 – Hát: Em là bông hồng nhỏ

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/09/2023

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

– Về phẩm chất: qua bài học, HS biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ thông qua những hành động cụ thể, như giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

    *. Cách tiến hành:

– Nghe bài hát Tết suối hồng (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn) kết hợp vỗ tay theo cặp.

– GV mở video bài hát Tết suối hồng để HS nghe, vận động và vỗ tay theo cặp.

– GV giới thiệu tiết học qua nội dung tiết học

Hoạt động cả lớp

– HS tham gia nghe hát và kết hợp vỗ tay theo cặp

– Lắng nghe

 

 

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)

  Hát : Em là bông hồng nhỏ

*. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ

. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

– Giới thiệu về tác giả và bài hát:

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông có nhiều sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi và người lớn. Một số ca khúc viết cho tuổi thiếu nhi của Trịnh Công Sơn được các em rất yêu thích. Bài hát Em là bông hồng nhỏ là một bức tranh sinh động, đầy màu sắc, mang lại nhiều cảm xúc trong sáng cho tuổi thơ.

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

–  Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo  nhịp.

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

 

 

 

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Em là bông hồng nhỏ

HS lắng nghe

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ Cả lớp đọc đồng thanh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .

– Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

                                      

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp  kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

  3. Hoạt độngvận dụng trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..)

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học

– Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: qua bài học, chúng ta cần biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ thông qua những hành động cụ thể, như giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH  BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 4

Chủ đề 2: Tuổi thơ

Tiết 2

Ôn tập bài hát: Em là bông hồng nhỏ

Lí thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/09/2023.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nhận biết được khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc.     

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, nghe nhạc).

   – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

                      HOẠT ĐỘNG CỦA GV      HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách tiến hành:

– GV mở File âm thanh bài hát: Adram sam sam sam

Hoạt động cả lớp

HS vận động theo bài hát

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Nội dung 1:  Ôn tập bài hát: Em là bông hồng nhỏ (15 phút)

Mục tiêu:  – Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

– GV mở File âm thanh bài hát Em là bông hồng nhỏ hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát.

– GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Em là bông hồng nhỏ

 

 

­- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, luân phiên giữa hai nhóm:

– Gv nhận xét biểu dương.

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm bằng động tác cơ thể với tiết tầu cố định

+ Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( GV có thể cho HS tự sáng tạo các động tác sau đó GV bổ sung).

– GV cho HS lên biểu diễn trước lớp

– GV nhận xét tuyên dương

– GV lấy động tác nhóm biêu diễn đẹp cho cả lớp cùng vận động theo nhạc đệm

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

*Hoạt động cả lớp: Ôn tập bài hát Em là bông hồng nhỏ

– HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát.

– Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

– HS ôn tập bài hát tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– Tập hát theo hướng dẫn

Câu hát Nhóm A Nhóm B
Em sẽ là mùa xuân… là những nụ hoa Hát Vỗ tay
Trang sách hồng nằm mơ màng… làm mát ngày qua Vỗ tay Hát
Trời mênh mông đất hiền hòa… tình người bao la Tất cả cùng hát
Cây có rừng bầy chim… chảy ra Vỗ tay Hát
Tim mỗi người là quê … Mặt Trời xa Hát Vỗ tay

HS thực hiện 2 – 3 lần

1. Vỗ tay (Ô nhịp 1)

2. Búng ngón tay (hai tay)Từ 3 đến 7.Lần lượt vỗ hai tay xuống đùi (Ô nhịp 2) và nhắc lại đến hết bài

– HS tập hát kết hợp bộ gõ cơ thể

– Tham gia thực hiện theo hình thức cá nhận, cặp đôi

­HS xung phong sáng tạo động tác vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát

 

 

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

– Các nhóm lên biểu diễn bài hát theo các động tác của nhóm mình.

– Nhận xét các nhóm.

*Hoạt động cả lơp

– HS hát kết hợp vận động theo nhạc đệm.

Hoạt động 2: Lí thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc (khoảng 15 phút)

Mục tiêu: – Nhận biết được khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc.

Cách tiến hành:

 

­–  GV mời HS xung phong giới thiệu về khuông nhạc và nêu các câu hỏi đơn giản:

+  Khuông nhạc

? Dòng nhạc trên cùng là dòng mấy?

+Dòng kẻ phụ:

+ Khoá Son:

? Nốt nhạc đầu tiên là nốt gì?

+ Vị trí nốt nhạc trên khuông:

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội

dung 2.

– Yêu cầu học sinh nêu vị trí các nốt trên khuông

– Nhận xét nội dung 2:

Hoạt động cả lớp

 

HS quan sát trong sgk tham gia giới thiệu về khuông nhạc.

 +Khuông nhạc: gồm năm dòng kẻ song song, cách đều nhau, tạo thành bốn khe. Thứ tự các dòng và khe tính từ dưới lên

+ Dòng kẻ phụ: Là những dòng kẻ ngắn, đặt phía trên hoặc dưới khuông nhạc để viết các nốt nhạc ngoài khuông nhạc

+ Khoá Son: Đặt ở đầu mỗi khuông nhạc, xác định mỗi nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt Son

– Lắng nghe giáo viên giới thiệu vị trí các nốt nhạc trên khuông

– HS nêu lại khái niệm về khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá son..

– Hs thảo luận nhóm , tham gia trả lời vị trí các nốt trên khuông.

– Lắng nghe

3: Hoạt động ứng dụng ( 2 phút)

– Tổ chức trò chơi: Tên nốt nhạc.

– Nên nội dung của bài học hôm nay?

– Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực,hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau

Hoạt động cả lớp

– Tham gia trò chơi

– Nêu nội dung tiết học

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

KẾ HOẠCH  BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 4

Chủ đề 1: Niềm vui

Tiết 3

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ : Đàn nhị

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/09/2023

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Nêu được một vài đặc điểm và nhận biết được âm sắc của đàn nhị.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng)

   – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

– Một và quả bóng để thực hiện hoạt động Vận dụng.

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

       III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách tiến hành:

– GV mở File âm thanh bài hát Em là bông hồng nhỏ

Hoạt động cả lớp

HS hát kết hợp vận động bài hát Em là bông hồng nhỏ

2. Hoạt đông khám phá luyện tập (18)

Nội dung 1 : Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Mục tiêu– Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn.

Cách tiến hành:

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (khoảng 7 phút)

–  GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ

– Gv hướng dẫn gõ đệm tiết tấu kết hợp với bài hát Em à bông hồng nhỏ

– Gv nhận xét các nhóm

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– Gv trình chiếu nhạc cụ và giới thiệu về Kèn phím

+ Cấu tạo

+ Cách chơi

– Giáo viên nêu lại cách chơi kèn phím

 

– Nhận xét:

– Hướng dẫn hs thực hành bài tập

+b1: Thể hiện giai điệu bằng mẫu

+b2: Hướng dẫn hs đọc hoặc hát giai điệu

+b3: hướng dẫn hs tập

. Tập bấm nốt Đô (chưa thổi).

.Tập bấm và thổi nốt Đô.

.Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Nhận xét phần thể hiện của hs

Hoạt động cả lớp

– Quan sát và thực hiện

– Luyện tập 2-3 lần gõ đệm tiết tấu

Hoạt động nhóm:

– Cùng thảo luận hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu

– Một số nhóm trình bày

– Các bạn cùng nhận xét

– Hs quan sát vào sgk để nêu cấu tạo

– Hs nêu cách chơi kèn phím

– Lắng nghe

– Một số hs nêu lại cách chơi kèn phím

– Lắng nghe

– Quan sát

– Hs luyện tập theo hướng dẫn

– Trình bày trước lớp

-Lắng nghe gv nhận xét

Nội dung 2: Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn nhị (khoảng 13 phút)

Mục tiêu: -Nêu được một vài đặc điểm và nhận biết được âm sắc của đàn nhị.

Cách tiến hành:

– Dùng file có âm thanh đàn Nhị cho hs nghe và yêu cầu hs cho biết đó là nhạc cụ gì?

– Gv nêu: đó là âm thanh của đàn nhị

– Yêu cầu hs quan sat trong sgk và nêu về đàn Nhị

– Gv nêu tư thế của người chơi đàn nhị

– Cho hs nghe 1 bài Cò lả

– Hướng dẫn động tác chơi đàn Nhị

– Tổ chức trò chơi: Nghe âm sắc đoán nhạc cụ

GV cho HS nghe âm thanh của sáo trúc, đàn nhị, trống, đàn ukulele để các em đoán tên từng nhạc cụ.

– Nhận xét

Hoạt động cả lớp

– HS lắng nghe

– Quan sát SGK và nêu trước lớp

– Lắng nghe

– Quan sát

– Tham gia trò chơi

– Lắng nghe

3. HĐ Ứng dụng (2 phút)

– GV chốt lại yêu cầu của  bài học và khen ngợi các em có ý thức học tập tích cực, đọc nhạc tốt, vận dụng tốt, sáng tạo.

– Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Hoạt động cả lớp

– Ghi nhớ nội dung của giờ học

– Về hát,chơi trò chơi cho mọi người cùng thương thức.

– Chuẩn bị bài cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH  BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 4

Chủ đề 2: Tuổi thơ

Tiết 4

Ôn tập về nhạc cụ

Vận dụng

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/10/2023

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– HS gõ đệm tiết tấu đã học vào bài hát thành thạo

– Tham gia vào hoạt động trình bày

– Sử dụng được Kèn phím vào bài luyện tập

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ)

         – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách thực hiện:

GV mở nhạc đệm bài Em là bông hồng nhỏ

Hoạt động cả lớp

-HS hát kết hợp vận động theo bài hát

2. Hoạt đông khám phá luyện tập (18)

Nôi dung 1: Ôn tập nhạc cụ

Mục tiêu: –  Hs gõ đệm tiết tấu đã học vào bài hát thành thạo

– Tham gia vào hoạt động trình bày

Tiến hành :

*Ôn tập tiết tấu:

 

– GV yêu HS ứng dụng lên bài Em là bông

hồng nhỏ

– GV chia mẫu tiết tấu sau:

+ GV gõ đệm mẫu 1

+ HS gõ đệm mẫu 2

*Ôn tập giai điệu:

– GV hướng dẫn hs ôn lại cách chơi Kèn phím với bài tập ứng dụng

– Gv nhận xét

Hướng dẫn Ứng dụng đệm cho bài hát: Em là hoa hồng nhỏ

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp đệm cho bài hát trong những cách sau:

GV mở nhạc (giai điệu ) Bài Em là hoa hồng nhỏ để HS gõ đệm.

GV hát để HS gõ đệm.

Phân công tổ 1,2 hát tổ 3,4 gõ đệm và ngược lại

GV nhận xét tuyên dương.

Hoạt động cả lớp

HS tự luyện tập tiết tấu

Hoạt động theo tổ(nhóm)

– HS tổ, nhóm, cá nhân luyện tập và thể hiện tiết tấu. HS nghe GV sửa sai ( nếu có)

-Ứng dụng đệm cho bài hát: Em là bông hồng nhỏ

Hoạt động cả lớp

-Thực hiện theo hướng dẫn

– Một số HS tham gia trình bày

– Hs tập dùng kèn phím vào bài ứng dụng

– Tập thể hiện trước lớp

– Lắng nghe

– Tham gia tập dùng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát theo hướng dẫn của gv

– Các nhóm thi đua trình bày

– Hs nhận xét nhóm bạn

Nội dung 2: Vận dụng: Nghe âm sác đoán tên  nhạc cụ (12 phút)

Mục tiêu: – Tô màu vào 7 nốt nhạc

Cách thực hiện:

GV hướng dẫn HS viết và tô màu bảy nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá Son.

– Nhận xét

Hoạt động cả lớp

– Tham gia

HS thực hiện khi GV yêu cầu

3. HĐ Ứng dụng (3 phút)

– GV chốt lại yêu cầu của  bài học, chốt lại chủ đề 1. khen ngợi các em có ý thức học tập tích cực, đọc nhạc tốt, vận dụng chính xác, sáng tạo.

Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học

Hoạt động cả lớp

– Ghi nhớ nội dung của giờ học

– Về hát kết hợp gõ đệm, chơi trò chơi cho mọi người cùng thương thức.

– Chuẩn bị bài cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ 2 – QUÊ HƯƠNG

Tiết 5 –  Hát: Cò lả

Thời lượng:1 tiết; Thời gian thực hiện …/10/2023                                                                  

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ trường độ bài hát Cò lả. Biết hát cùng nhạc đệm

– Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

  – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

          – Về phẩm chất: Giáo dục HS yêu quý các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động: ( 3 phút)

 *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học.

 *. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu HS: Vận động cơ thể theo nhịp độ thay đổi

– GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động cả lớp

– Cả lớp thực hiện với các nốt nhạc:

Đô: Giậm chân; Mi: vỗ tay xuống đùi

Son: búng ngón tay; Đô: Vỗ tay lên cao

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hát Cò lả

*. Mục tiêu: – Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.

– Biết bài Cò lả là dân ca của đồng bằng Bắc Bộ

*.Cách tiến hành:

* Giới thiệu bài:

– Gv treo tranh minh hoạ bài hát

? Bức tranh vẽ những gì ?

– GV giới thiệu về bài hát

– GV hát mẫu

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

-Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành

–  Hát gõ đệm theo nhịp

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

– Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách hát có  lĩnh xướng và hòa giọng

Hoạt động cả lớp

– HS quan sát

– HS trả lời theo hiểu biết của mình

– HS biết Bài Cò lả là dân ca đồng bằng Bắc Bộ, ca ngợi cuộc sống thanh bình của người nông dân, họ luôn lạc quan trong lao động.

– Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát.

– HS chia câu hát

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

– HS dùng thanh phách gõ đệm

 

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

– HS hát từng câu nối tiết đến hết bài.

– Luyện tập cá nhân, tổ, nhóm

HS luyện cá nhân, tổ, nhóm

– Nhận xét bạn và nhóm bạn

– HS thực hiện:

1HS hát từ Con cò….ra cánh đồng

Cả lớp hát Tình tính tang…nhớ hay chăng

 

 3. Hoạt động vận dụng:

*.Mục tiêu: Giúp học sinh biết sáng tạo, vận dụng các nội dung đã học vào cuộc sống, yêu các làn điệu dân ca

*.Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS nêu  tên, nội dung bài hát

– Giáo viên nêu ý nghĩa giáo dục  thông qua bài hát.

– Nhắc học sinh về nhà hát bài hát cho bố mẹ, anh chị nghe.

– Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát

– Nhận xét tiết học.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu tên bài hát vừa học

– Cả lớp hát lại bài hát theo cách sáng tạo của mình..

– HS nêu ý nghĩa GD

– HS biêt Cần biết giữ gìn và bảo tồn giá trị các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 2: Quê hương

                                                                   Tiết 6

Ôn tập bài hát: Cò lả

Nghe nhạc: Lí kéo chài

Thời lượng:1 tiết; Thời gian thực hiện …/10/2023                                                                  

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Cò lả.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động.

– Nghe bài Lí kéo chài kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất

– Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện bài hát Cò lã, nhe nhạc bài Lí kéo chài ); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp khi thể hiện bài hát Cò lã, bài nghe nhạc); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biều diễn bài hát Cò lã, nghe nhạc Lí kéo chài).

– Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục HS yêu quý các làn điệu dân ca ở các vùng miền khác nhau và trân trọng người lao động. Biết thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước.

  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:

– Máy tính, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con…..)

  1. Học sinh:

– Sách Âm nhạc, vở ghi nhạc

– Nhạc cụ gõ ( Thanh phách, Song loan …)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động: 3 Phút

* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học.

 *. Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS: Vận động cơ thể theo nhịp độ thay đổi

– Nhận xét, tuyên dương và liên hệ vào bài học

* Hoạt động cả lớp

– Cả lớp thực hiện với các nốt nhạc:

Đô: Giậm chân; Mi: vỗ tay xuống đùi

Son: búng ngón tay; Đô: Vỗ tay lên cao

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 25 – 27 Phút

Nội dung 1:  Ôn hát: Cò lả

* Mục tiêu: – Hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát

– Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ

– HS biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca.

*.Cách tiến hành:

– Cho HS nghe lại bài hát,

– Cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– Hướng dẫn hs hát theo hình thức xướng và xô:

– Theo dõi nhận xét, sửa sai

* Hát và kết hợp vận động phụ họa bài hát:

– Gợi ý hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa

– Mời HS xung phong hát kết hợp thể hiện động tác minh họa.

– Hướng dẫn HS tập biểu diễn bài hát Cò lả theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca kết hợp vận động

– Nhận xét, tuyên dương động viên HS

* Hoạt động cả lớp

– Có thể vỗ tay hoặc Đứng tại chỗ thực hiện vận động nhẹ nhàng.

 

– Hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– Lắng nghe, hát theo hướng dẫn

Phần1 (Lĩnh xướng) Một hs hát Con cò … ra cánh đồng
Phần2 (xô) Cả lớp hát Tình tính tang …nhớ hay chăng”.

– Theo dõi, cá nhân tự thực hiện theo gợi ý.

Câu hát Động tác
Con cò, cò bay lả, lả bay la. Hai tay dang rộng làm động tác chim bay.
Bay từ, từ cửa phủ, bay ra, ra cánh đồng. Tay trái chống hông, tay phải đưa lên cao từ trong ra ngoài, và làm tương tự với tay trái.
Tình tính tang tang tính tình Hai tay mô phỏng động tác chơi đàn sau đó đổi bên.
Ơi bạn rằng, ơi bạn ơi, Hai tay chụm lên miệng như chim hót
rằng có biết, biết hay chăng, Ngón trỏ tay trái chỉ vào miệng, tay phải chống hông. Làm tương tự với tay phải.
rằng có nhớ, nhớ hay chăng. Hai tay lần lượt vắt chéo trước ngực sau đó mở rộng ngang ngực từ trong ra ngoài.

– Xung phong hát kết hợp thể hiện động tác minh họa

– Thực hiện trình bày, biểu diễn theo các hình thức Cả lớp, Tổ, nhóm

– Lớp nhận xét bạn

 Nội dung 2:  Nghe nhạc: Lí kéo chài (khoảng 15 phút)

* Mục tiêu: – Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc theo giai điệu, lời ca

– Nghe bài Lí kéo chài kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

* Cách tiến hành:

– Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ và tên bài hát

– Cho HS nghe bản nhạc  (lần 1) và nêu một số câu hỏi.

– Cho HS nghe bản nhạc (lần 2) hướng dẫn các em nghe kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Cho HS nghe nhạc (lần 3) GV hát một câu khoảng 1-2 lần, ví dụ Biển khơi thân thiết với ta, khoan hỡi khoan hò, rồi mời HS hát lại.  Có thể thực hiện với câu hát khác hoặc cho HS xung phong hát lại những câu các em nhớ.

– Theo dõi, nhận xet, tuyên dương khích lệ.

* Hoạt động cả lớp: Nghe nhạc

Lí kéo chài                                                                                                 Dân ca Nam Bộ                                                                                              Đặt lời mới: Hoàng Lân

– Tìm hiểu về  xuất xứ và nội dung bài hát:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng ) đều có bản sắc riêng. Tiết nhạc hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em thể loại đặc trưng của vùng miền chúng ta đó là dân ca Nam bộ với bài hát Lí kéo chài do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới.

Bài hát thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá.

– Nghe bản nhạc lần 1 và trả lời một số câu hỏi:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Bài hát sôi nổi hay nhẹ nhàng?

+ Nhịp độ bài hát nhanh hay chậm?

+ Giọng hát là của trẻ em hay của người lớn?

+ Người hát là nam hay nữ?

+ Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?…

– Vừa nghe nhạc lần 2 kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Nghe nhạc lần 3 thực hiện theo sự hướng dẫn của GV, xung phong hát lại những câu các em nhớ

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút)

* Mục tiêu : – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành

– Cho nêu nội dung của bài học hôm nay?

– Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Giáo dục các em phải luôn có tinh thần giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn các làn điệu dân ca.

– Dặn về nhà ôn lại bài hát Cò lả, vỗ tay và vận động phụ hoạc cho người thân xem

* Hoạt động cả lớp

– Một số HS nêu

 

 

– Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn.

 

– Liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và bảo vệ các làn điệu dân ca.

– Thực hành luyện tập ở nhà với sự giúp đỡ của gia đình.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 2: Quê hương

                                                                   Tiết 7

                        Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

          Thường thức âm nhạc: – Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca

Thời lượng:1 tiết; Thời gian thực hiện …/10/2023                                                                  

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2.   Phát triển năng lực âm nhạc

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

– Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ, tiết tấu, ÂN thường thức); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp khi thể hiện nhạc cụ, tiết tấu, ÂN thường thức); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn nhạc cụ theo các hình thức)

– Về phẩm chất:- Góp phần giáo dục HS yêu quý các làn điệu dân ca ở các vùng miền khác nhau và trân trọng người lao động. Biết thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

            – Máy tính, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con…).

  1. Học sinh:

– Sách Âm nhạc; vở bài tập, vở ghi nhạc

– Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con….)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

  *. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi thoải mái cho học sinh trước khi vào tiết học.

*. Cách tiến hành:

– Mở nhạc bài hát “ Cò lả”

 

– Nhận xét rồi liên hệ giới thiệu bài học.

Hoạt động cả lớp

– Cả lớp thực hiện hát 2 lần:

+ Lần 1 hát lĩnh xướng, đồng ca

+ Lần 2 hát kết hợp vận động phụ họa

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)

Nội dung 1: Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

* Mục tiêu:Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

 *. Cách tiến hành:

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– Giới thiệu và hướng dẫn HS lại cách cầm, cách chơi nhạc cụ trống nhỏ, song loan , thanh phách,….

– Hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể.

– Theo dõi, sữa sai

– Hướng dẫn HS hát bài Cò lả kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát.

– Theo dõi, sữa sai

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– Nhắc lại về nhạc cụ kèn phím và ri coócđơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Gõ hòa tấu cùng HS.

– Hướng dẫn HS luyện tập:

+ B1: Thể hiện giai điệu làm mẫu.

+ B2: Hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.

+ B3: Hướng dẫn HS luyện tập

– Theo dõi, sửa sai

+ B4: Cho HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm.

 

 

– Cho HS luyện tập theo tổ, nhóm…

– Theo dõi, nhận xét tuyên dương

*. Hoạt động cả lớp:

+  Chú ý theo dõi, ghi nhớ

– Thực hiện đúng theo hướng dẫn

– Hát bài Cò lả  kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát.

+ Nhắc lại về nhạc cụ Kèn phím và Ri- coóc – đơ

– Chú ý theo dõi

– Đọc hoặc hát giai điệu.

– Luyện tập

Sáo recorder Kèn phím
+ Tập bấm nốt La (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt La.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

+ Tập bấm nốt Rê (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Rê.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Cả lớp thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm vài ba lần.

* Hoạt động theo tổ(nhóm), cá nhân

– Luyện theo tổ, nhóm ( phân chia mỗi nhóm 1 loại nhạc cụ rồi đổi lại)

Nội dung 2:  Thường thức âm nhạc: – Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca

*. Mục tiêu: – Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

* Cách tiến hành

– Giới thiệu về các hình thức biểu diễn khi thể hiện bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Cho HS xem video để phân biệt được một số hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Phân công nhiệm vụ cho các tổ:

– Mời lần lượt từng tổ trình bày.

– Theo dõi, nhận xét, tuyên dương khích lệ

* Hoạt động cả lớp

– Quan sát, nghe và nhận biết

– Xem video và phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nhận nhiệm vụ theo tổ

+ Tổ 1: GT về hình thức đơn ca; minh họa một tiết mục đơn ca.

+ Tổ 2: GT về hình thức song ca; minh họa một tiết mục song ca.

+ Tổ 3: GT về hình thức tốp ca; minh họa một tiết mục tốp ca.

+ Tổ 4: GT  về hình thức đồng ca; minh họa một tiết mục đồng ca (tổ 4 hoặc cả lớp cùng hát).

– Lần lượt từng tổ trình bày theo bài hát Cò lã

– Các tổ nhận xét lẫn nhau

 3. Hoạt động vận dụng – trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*Mục tiêu:Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành

– Cho nêu nội dung của bài học hôm nay?

– Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động chơi nhạc cụ tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn về nhà các em hát lại bài: Cò lã kết hợp thực hiện theo các hình thức biểu diễn.

* Hoạt động cả lớp

– Một số HS nêu

– Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn.

– Thực hành luyện tập biểu diễn ở nhà cho người thân xem.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 2: Quê hương

                                                                   Tiết 8

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

Vận dụng

Thời lượng:1 tiết; Thời gian thực hiện …/10/2023

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2.   Phát triển năng lực âm nhạc

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

– Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi đọc nhạc, vận dụng); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp khi đọc nhạc, vận dụng); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn)

– Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục HS yêu quý các làn điệu dân ca ở các vùng miền khác nhau và trân trọng người lao động. Biết thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

            – Máy tính, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con…).

  1. Học sinh:

– Sách Âm nhạc; vở bài tập, vở ghi nhạc

– Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con….)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

  *. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi thoải mái cho học sinh trước khi vào tiết học.

    *. Cách tiến hành:

– Mở video bài luyện tập kí hiệu bàn tay cho các tên nốt nhạc

– Nhận xét rồi liên hệ giới thiệu bài học.

* Hoạt động cả lớp

– Cả lớp theo dõi và làm theo

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)

Nội dung 1: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

* Mục tiêu:Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1

*. Cách tiến hành:

– Dùng nhạc cụ (đàn phím điện tử) lấy cao độ chuẩn, rồi hướng dẫn HS đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay.

– Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu (ví dụ vỗ tay theo tiết tấu), thực hiện ngắn gọn, khoảng 1-2 phút.

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 1 theo kí hiệu bàn tay. GV yêu cầu các em vừa đọc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– Nghe, sữa sai cao độ 2 nốt Đô

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 1 theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

– Theo dõi, nhắc hs đọc đúng cao độ các nốt.

– Cho HS đọc nhạc theo các hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ

– Nhận xét, sửa sai

– Mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.

– Nhận xét, tuyên dương

* Hoạt động cả lớp

– Đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay 2 lần.

– Luyện tập tiết tấu một đến 2 lần

– Đọc Bài đọc nhạc số 1 theo kí hiệu bàn tay

– Đọc Bài đọc nhạc số 1 theo SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

* Hoạt động theo tổ, nhóm…

– Luyện đọc theo tổ, nhóm…( nhóm đọc nhạc, nhóm gõ đệm tiết tấu rồi đổi lại)

– Các tổ nhận xét lẫn nhau

– 1 em làm kí hiệu bàn tay, cả lớp đọc nhạc

Nội dung 2:  Vận dụng

*. Mục tiêu: – Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

*. Cách tiến hành:

– Cho HS tự sáng tạo các động tác phụ họa đơn giản theo bài hát Cò lã.

– Gọi 1 sô HS sáng tạo tốt lên biểu diễn trước lớp, lấy đó làm động lực cho cả lớp.

– Nhận xét, tuyên dương

– Hướng dẫn HS tự làm nhạc cụ gõ đơn giản (theo SGK).

– Hướng dẫn cách sử dụng nhạc cụ tự làm.

– Chia nhóm gõ nhạc cụ tự làm

– Hướng dẫn HS biểu diễn bài hát theo các hình: đơn ca, song ca, tốp ca

– Nhận xét, tuyên dương

* Hoạt động cả lớp

– Cá nhân tự sáng tạo các động tác phụ họa đơn giản theo bài hát Cò lã

– Biểu diễn trước lớp theo sự sáng tạo của mình.

– Lớp nhận xét.

– HS thực hành làm nhạc cụ theo hướng dẫn

+ Gõ hai mảnh gỗ đệm cho bài hát đã học.

+ Dùng cốc nhựa gõ đệm cho bài hát đã học.

+ Rung, lắc chai nhựa đệm cho bài hát đã học….

– Mỗi nhóm sử dụng một loại nhạc cụ.

– Thực hiện theo hướng dẫn

 3. Hoạt động vận dụng ; trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

    *Mục tiêu:Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành

– Cho nêu nội dung của chủ đề?

– Giáo dục về chủ đề: Biết yêu quý các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động. Biết thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước.

– Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, đọc nhạc tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn về nhà các em hát lại bài: Cò lả kết hợp thực hiện theo các hình thức biểu diễn. Đọc đúng cao độ kết hợp gõ tiết tấu thành thạo bài đọc nhạc số 1

* Hoạt động cả lớp

– Một số HS nêu nội dung đã học trong chủ đề 3

– Nghe, nhớ thực hiện

– Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn.

– Thực hành luyện ở nhà các nội dung ở Chủ đề 2.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

CHỦ ĐỀ 3 – MÁI TRƯỜNG

Tiết 9 – Hát: Mái trường tuổi thơ

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/11/2023.

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Mái trường tuổi thơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

  1.    Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

                 – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

– Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Đàn phím điện tử.

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Mái trường tuổi thơ.

– Tập một số động tác vận động cho bài Mái trường tuổi thơ

  1. Học sinh

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:

– GV sử dụng Timborin gõ tiết tấu

– GV trình chiếu tranh minh họa bài hát Mái trường tuổi thơ

– GV chốt những hiểu biết của HS đã có để liên hệ giới thiệu bài học.

Hoạt động cả lớp

– Cả lớp thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ hặc vận động cơ thể

– HS trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?(Tranh vẽ cảnh các bạn HS trên đường tới trường).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

  Hát Mái trường tuổi thơ

* Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Mái trường tuổi thơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

Cách tiến hành:

Giới thiệu nội dung bài, nhạc sỹ: GV giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát và tác giả Bài hát Mái trường tuổi thơ nhạc Mỹ Lê Anh Tuấn đặt lời Việt.

– GV hướng dẫn HS đọc lời (cá nhân đọc hoặc cả lớp cùng đọc), có thể vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

– GV cho HS nghe bài hát; khuyến khích HS nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

– GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS tập hát mỗi câu một vài lần. HS hát nối tiếp câu hát thứ nhất và câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba và câu hát thứ tư,… GV giúp HS nhận ra những câu hát có giai điệu giống nhau, và giúp sửa những chỗ hát sai (nếu có).

– GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay nhịp nhàng. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi và trong sáng, hát với nhịp độ ổn định.

– GV hỏi: Những hình ảnh nào trong bài hát gợi nên vẻ đẹp của quê hương?

– GV giáo dục phẩm chất: qua bài học, chúng ta cần biết thể hiện tình cảm yêu mến và gắn bó với mái trường thông qua những hành động như giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, giữ gìn vệ sinh trong trường học.

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

– GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. GV dặn HS về nhà tìm động tác minh họa cho bài hát

–  Hát gõ đệm theo  nhịp chia đôi

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

Hoạt động cả lớp: HS học hát Mái trường tuổi thơ

– HS biết nội dung Bài Mái trường tuổi thơ được đặt lời Việt từ bài hát Aura Lea của Mỹ. Aura Lea (còn được gọi là là Aura Lee – nghĩa là ánh hào quang) là tên của một thiếu nữ. Bài hát này được phát hành từ năm 1861, do Fosdick đặt lời và Poulton viết nhạc. Giai điệu của bài Aura Lea nhẹ nhàng và tha thiết, được nhiều người sử dụng để đặt lời mới, trong đó có bài hát nổi tiếng năm 1956 của ca sĩ người Mỹ – Elvis Presley có tên là Love me tender.

+ 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo:

Trường em nằm bên cánh đồng lúa

……..

Bên trang sách em vui học chăm….”

– Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát.

 

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi, hát với nhịp điệu ổn định.

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân, tổ, nhóm.

HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

– HS trả lời theo cảm nhận của mình.

– HS biết thông qua bài hát giáo dục các em biết yêu mến mái trường

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp chia đôi kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

  3. Hoạt độngvận dụng trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.)

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài hát

GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học. Khen ngợi HS tích cực trong giờ học, hát hay.

GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị động tác minh họa cho bài hát.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để xứng đáng là con ngoan trò giỏi yêu bạn bè mái trường…

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 Chủ đề 3:  Mái trường

Tiết 10

                                         Ôn tập bài hát: Mái trường tuổi thơ

               Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Bay xa cùng âm nhạc

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiên     /    /2023

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Mái trường tuổi thơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa theo bài hát .

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bay xa cùng âm nhạc, biết kể lại câu chuyện theo cách riêng.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

– Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động thường thức âm nhạc)

– Về phẩm chất: – Biết thể hiện tình cảm yêu mến và gắn bó với mái trường.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ GV:

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Mái trường tuổi thơ.

– Tập một số động tác vận động cho bài Mái trường tuổi thơ,

+HS:   – Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

– Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

     HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN  HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động (2p)

*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

*Cách tiến hành

– Giáo viên mở nhạc đệm bài hát Mái trường tuổi thơ

Hoạt động cả lớp

– Học sinh khởi động bằng bài hát Mái trường tuổi thơ  kết hợp vận động nhẹ nhàng.

2: Hoạt động Khám phá – Luyên tập

*Nội dung 1. Ôn tập bài hát: Mái trường tuổi thơ     (17p)

*Mục tiêu:   – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Mái trường tuổi thơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa theo bài hát .

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

*Cách tiến hành

– GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát

– GV cho HS nghe bài hát Mái trường tuổi thơ.

– GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– GV hướng dẫn HS tập hát nối tiếp và hòa giọng:

– GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp và hòa giọng:

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động

– GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

– GV nhận xét khen ngợi

Hoạt động cả lớp

– HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng

– HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

– HS tập hát nối tiếp và hòa giọng:

Người hát Câu hát
Tổ 1 Trường em nằm bên cánh đồng lúa… ngân xa
Tổ 2 Tuổi thơ hồn nhiên đón ngày mới… lời ca
Tổ 3 Trên quê hương xanh tươi bao la… hương lúa
Tổ 4 Bên trang sách em vui học chăm… nở hoa
Cả lớp Trường em nằm bên cánh đồng lúa… cho nhịp sống chan hoà.

– HS tập hát đối đáp và hòa giọng:

Người hát Câu hát
HS nam Trường em nằm bên cánh đồng lúa… ngân xa
HS nữ Tuổi thơ hồn nhiên đón ngày mới… lời ca
HS nam Trên quê hương xanh tươi bao la… hương lúa
HS nữ Bên trang sách em vui học chăm… nở hoa
Cả lớp Trường em nằm bên cánh đồng lúa… cho nhịp sống chan hoà.

– HS tập hát kết hợp vận động

Câu hát Động tác
Trường em nằm bên cánh đồng lúa,

nghe câu hò ngân xa.

Hai tay đan chéo vào nhau đưa từ trong ra ngoài.

Đặt hai bàn tay gần tai, người đung đưa.

Tuổi thơ hồn nhiên đón ngày mới, tiếng chim hòa lời ca. Hai tay nắm tay bạn đưa về phía trước và sau.

Hai tay chụm lên miệng như chim hót.

Trên quê hương xanh tươi bao la, gió thơm mùi hương lúa. Hai tay đưa lên cao, đưa sang hai bên.
Bên trang sách em vui học chăm cho cuộc đời nở hoa. Hai tay để trước ngực mô tả trang sách.

Hai tay đan chéo vào nhau mở vòng qua đầu sang hai b

n.

– HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

*Nội dung 2: Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Bay xa cùng âm nhạc

*Mục tiêu:– Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bay xa cùng âm nhạc, biết kể lại câu chuyện theo cách riêng.

*Cách tiến hành

– GV mời HS đọc truyền cảm từng đoạn của câu chuyện.

– GV mời HS trả lời một số câu hỏi củng cố

– GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện theo cách

– GV cho HS nghe nhạc để cảm nhận về câu chuyện sâu sắc hơn.

– GV nhận xét và khen ngợi

Hoạt động cả lớp

– HS đọc truyền cảm từng đoạn của câu chuyện.

– HS trả lời một số câu hỏi

+ Bạn Việt An có những phẩm chất tốt đẹp nào?

+ Em học được điều gì từ câu chuyện?

+ Những nhạc cụ nào xuất hiện trong các hình minh họa?

+ Tên câu chuyện có ý nghĩa gì?

– HS tập kể lại câu chuyện theo cách

– HS nghe nhạc để cảm nhận về câu chuyện sâu sắc hơn.

3: Hoạt động ứng dụng: (3p)

*Mục tiêu:Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

*Cách thực hiện:

– GV nêu nôi dung bài học hôm nay

– Hãy vận động theo ý tưởng của các em

– Giáo viên khen ngợi các em có ý thức học tập tốt.

– Động viên các em còn nhút nhát e dè chưa có tinh thần xung phong, cần cố gắng hơn nữa trong các giờ học sau.

Nhắc học sinh về nhà ôn luyện lại bài cũ và xem trước bài mới cho tiết học sau.

Hoạt động cả lớp

– Nêu nội dung bài học

– Tự sáng tạo đông tác múa phù hợp với nội dung bài hát

– Rút kinh nghiệm để ngày một tiến bộ hơn

– Ghi nhớ để ôn luyện chuẩn bị cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chủ đề 3:  Mái trường

Tiết 11

                                         Nghe nhạc: Em yêu giờ học hát

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiên     /    /2023

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Nghe bài Em yêu giờ học hát kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

– Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động nghe nhạc. Nhạc cụ )

– Về phẩm chất: – Biết thể hiện tình cảm yêu mến và gắn bó với mái trường.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ GV:

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Tập một số động tác vận động cho bài, Em yêu giờ học hát.

– Video bài hát Em yêu giờ học hát (Nhạc và lời: Đinh Viễn).

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

       +HS:

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

– Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

     HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN  HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động: (2p)

*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

*Cách tiến hành

– Giáo viên mở nhạc đệm bài hát Mái trường tuổi thơ

Hoạt động cả lớp

– Học sinh khởi động bằng bài hát Mái trường tuổi thơ  kết hợp vận động nhẹ nhàng.

2: Hoạt động Khám phá – Luyên tập

*Nội dung 1. Nghe nhạc :  Em yêu giờ học hát. (13p)

    *Mục tiêu: – Nghe bài Em yêu giờ học hát kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

*Cách tiến hành

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của bài hát.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ nhất để trả lời một số câu hỏi ngắn,

ví dụ: nội dung bài hát nói về điều gì? nhịp độ bài hát nhanh hay chậm? vì sao các bạn nhỏ yêu giờ học hát?…

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ ba,

– GV hát một câu khoảng 1-2 lần,

– GV cho HS xung phong hát lại câu hát đó

– GV có thể thực hiện với câu hát khác

– GV  có thể thực hiện với câu hát

– GV nhận xét khen ngợi

Hoạt động cả lớp

– HS lắng nghe và ghi nhớ

– HS nghe nhạc lần thứ nhất

– HS trả lời

– HS nghe nhạc lần thứ hai

– HS nghe kết hợp gõ đệm

– HS nghe và kết hợp vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– HS nghe nhạc lần thứ ba

– HS xung phong hát lại những câu các em nhớ

– Một điệu nhạc gọi nắng nắng lên cho đời, một điệu nhạc gọi gió gió ơi vui cười

– HS thực hiện

*Nội dung 2: Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu (18p)

*Mục tiêu: Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

*Cách tiến hành

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (6p)

– GV hướng dẫn cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất, riêng GV gõ tiết tấu thứ hai, hòa tấu cùng HS.

– GV mời HS xung phong: một em gõ tiết tấu thứ nhất, một em gõ tiết tấu thứ hai. Hoặc nhóm A gõ tiết tấu thứ nhất, nhóm B gõ tiết tấu thứ hai.

– GV hướng dẫn HS luyện tập và thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài hát Mái trường tuổi thơ.

– GV hướng dẫn HS thực hiện vận động cơ thể đệm cho bài hát: Mái trường tuổi thơ (phần vận dụng). GV mời tổ, nhóm trình bày bài hát và vận động cơ thể.

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu ( 12p)

– GV hướng dẫn HS luyện tập

Sáo recorder Kèn phím
– Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu.
– Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.
– Bước 3:

– GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Son (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Son.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 3:

– GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Mi (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Mi.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm.

GV sửa sai, nhận xét tuyên dương HS

Hoạt động cả lớp

– HS lựa chọn nhạc cụ để thực hiện

– HS luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hòa cùng tiết tấu thứ 2 của GV

Luyên tập nhóm, cặp đôi

– 2 HS thực hiện tiết tấu: 1 HS gõ tiết tấu 1

1 HS gõ tiết tấu 2

– Nhóm 1 gõ tiết tấu 1, nhóm 2 gõ tiết tấu 2

+ HS đệm ch bài hát Mái trường tuổi thơ với  tiết tấu đã học.

– HS vận động cơ thể đệm cho bài hát:

– HS thực hiện theo hướng dẫn của GV( Tùy vào tình hình thực tế trường GV cho HS sử dụng một trong 2 nhạc cụ hoặc cả 2)

+ HS thực hiện theo các bước:

– Nghe giai điệu GV làm mẫu

– Tập đọc giai điệu bằng nốt nhạc

– Tập bấm nốt Son – Mi

– Tập thổi nốt Son – Mi

– Tập thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm:

Nhạc đệm Ricodơ:

Nhạc đệm kèn phím:

Luyện tập căp đôi, nhóm

3: Hoạt động ứng dụng(2p)

*Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

*Cách thực hiện:

– Nêu nôi dung bài học hôm nay

– Hãy vận động theo ý tưởng của các em

– Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, tập trung nghe nhạc, chơi nhạc cụ tốt,…

– Nhắc học sinh về nhà ôn luyện lại bài cũ và xem trước bài mới cho tiết học sau.

Hoạt động cả lớp

– Nêu nội dung bài học

– Tự sáng tạo đông tác múa phù hợp với nội dung bài hát

– Lắng nghe và ghi nhớ

Ghi nhớ để ôn luyện chuẩn bị cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ đề 3:  Mái trường

Tiết 11

                                                Ôn tập nhạc cụ; Vận dụng

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiên     /    /2023

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

– Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động. Ôn nhạc cụ , nghe nhạc)

– Về phẩm chất: – Biết thể hiện tình cảm yêu mến và gắn bó với mái trường.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ GV:

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

         +HS:      – Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

             III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

     HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN  HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động: (2p)

*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

*Cách tiến hành

– Giáo viên mở nhạc đệm bài hát Mái trường tuổi thơ

Hoạt động cả lớp

– Học sinh khởi động bằng bài hát Mái trường tuổi thơ  kết hợp vận động nhẹ nhàng.

2: Hoạt động Khám phá – Luyên tập

*Nội dung 1. Ôn tập nhạc cụ (20p)

 *Mục tiêu: Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

*Cách tiến hành

a) Ôn tập bài tập tiết tấu

– GV hướng dẫn cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất, riêng GV gõ tiết tấu thứ hai, hòa tấu cùng HS.

– GV mời HS xung phong

– GV hướng dẫn HS luyện tập và thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài hát Mái trường tuổi thơ.

– GV hướng dẫn HS thực hiện vận động cơ thể đệm cho bài hát: Mái trường tuổi thơ. GV mời tổ, nhóm trình bày bài hát và vận động cơ thể.

– GV nhận xét khen ngợi

b) Ôn tập bài tập giai điệu

– GV hướng dẫn HS thể hiện Bài tập ri-coóc-đơ số 3 hoặc Bài tập kèn phím số 3 theo các nhịp độ khác nhau.

– GV hướng dẫn HS chơi giai điệu cùng nhạc đệm.

– GV nhận xét khen ngợi

Hoạt động cả lớp

– HS nghe và thực hiện cùng GV

– HS một em gõ tiết tấu thứ nhất, một em gõ tiết tấu thứ hai. Hoặc nhóm A gõ tiết tấu thứ nhất, nhóm B gõ tiết tấu thứ hai.

– HS thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài hát Mái trường tuổi thơ.

-Từng nhóm trình bày bài hát kết vận động cơ thể đệm cho bài hát: Mái trường tuổi thơ.

– HS thực hiện

– HS chơi giai điệu cùng nhạc đệm.

*Nội dung 2:  Vận dụng  (10p)

*Mục tiêu: – Nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

*Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

– GV cho HS nghe âm sắc riêng từng nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– GV hướng dẫn HS thực hiện động tác chơi một số nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– GV cho HS từng tổ nghe âm thanh từng loại nhạc cụ biểu diễn, mỗi nhạc cụ diễn tấu trong khoảng 15 giây. HS phải nhận biết âm sắc và mô phỏng động tác chơi nhạc cụ đó.

– GV nhận xét và khen ngợi

Hoạt động cả lớp

– HS nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

– HS nghe âm sắc riêng từng nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– HS thực hiện động tác chơi một số nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– HS từng tổ nghe âm thanh từng loại nhạc cụ biểu diễn,

Tổ 1: sáo recorder, guitar

Tổ 2: sáo recorder, trống

Tổ 3: guitar, trống

Tổ 4: guitar, sáo recorder

3: Hoạt động ứng dụng (3p)

*Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*Cách thực hiện:

– Nêu nôi dung bài học hôm nay

– GV cho HS thực hiện vận động cơ thể đệm cho bài hát: Mái trường tuổi thơ.

– Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, tập trung nghe nhạc, chơi nhạc cụ tốt,…

– Nhắc học sinh về nhà ôn luyện lại bài cũ và xem trước bài mới cho tiết học sau.

Hoạt động cả lớp

– Nêu nội dung bài học

– HS thực hiện

– Lắng nghe và ghi nhớ

– Ghi nhớ để ôn luyện chuẩn bị cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

CHỦ ĐỀ 4 – GIA ĐÌNH

Tiết 13 – Hát: Bài Bàn tay mẹ

                                    Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/12/2023                                              

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bàn tay mẹ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất

            Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện các hoạt động bài hát Bàn tay mẹ); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp khi thể hiện các hoạt động bài hát Bàn tay mẹ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biều diễn bài hát Bàn tay mẹ).

Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình cảm yêu gia đình và biết ơn cha mẹ.

  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:

– Đàn phím điện tử.

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Bàn tay mẹ.

– Tập một số động tác vận động cho bài Bàn tay mẹ.

  1. Học sinh:

– Sách Âm nhạc, vở ghi nhạc

– Nhạc cụ gõ ( Thanh phách, Song loan …)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:

   * Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi thoải mái cho học sinh trước khi vào tiết học.

    *. Cách tiến hành:

Nghe giai điệu và nhận biết tên một số bài hát đã học.

GV đàn giai điệu một số bài hát đã học để HS nghe và nhận biết tên.

Sau khi HS nhận biết tên, GV hỏi: trong những bài vừa nghe, bài nào viết về chủ đề gia đình, rồi GV dẫn dắt, giới thiệu về bài hát Bàn tay mẹ.

* Hoạt động cả lớp

– Cả lớp nghe và nhận biết tên một số bài hát đã học :

Mẹ đi vắng

Em yêu trường em

Thế giới của tuổi thơ

Em là bông hồng nhỏ

Hát hát Mẹ đi vắng viết về chủ đề gia đình.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Hoạt động:  Học hát: Bàn tay mẹ

* Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bàn tay mẹ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

* Cách tiến hành:

– Trình chiếu tranh minh họa bài hát.

+ Nhìn bức tranh em thấy những hình ảnh gì?

– Nhận xét, giới thiệu Tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát.

– Hướng dẫn tìm hiểu thông tin

+ Bài hát viết ở nhịp mấy và các kí hiệu âm nhạc nào?

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– Hướng dẫn chia đoạn, chia câu, đánh dấu chỗ lấy hơi và nhận biết về cấu trúc bài,

– Đệm đàn, hát mẫu hoặc dùng băng, đĩa nhạc.

+ Em hãy nêu cảm nhận ban đầu về bài hát?.

– Hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

– Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

– Lắng nghe, phát hiện sửa lại.

– Vận dụng các kĩ thuật dạy học: Mảnh ghép, chia nhóm…

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

– GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm tha thiết, hát với nhịp độ ổn định.

 

 

–  Hát gõ đệm theo  phách.

– GV hỏi: Những hình ảnh nào trong bài hát thể hiện tấm lòng của mẹ? Nêu ý nghĩa của bài hát Bàn tay mẹ.

– Theo dõi bao quát, sửa sai kịp thời cho

HS

– Nhận xét, tuyên dương

3
8

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Bàn tay mẹ

– Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì theo cảm nhận

– Lắng nghe và ghi nhớ

Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay đã ca ngợi công ơn của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Bài hát Bàn tay mẹ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ thơ từ bài thơ của tác giả Tạ Hữu Yên nên bài hát Bàn tay mẹ để chúng ta cùng hát về mẹ. Bài hát có giai điệu mềm mại, tha thiết, nói về tấm lòng và tình cảm của người mẹ. Bài hát được nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đón nhận và yêu thích.

– Thực hiện theo hướng dẫn của GV:

– Nhịp  2/4, dấu luyến, dấu nối, dấu quay lại…

+ 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo.

– Bài hát gồm có 5 câu.

– Nghe và cảm nhận ban đầu về bài hát.

 

Bài hát Bàn tay mẹ với giai điệu vừa phải, tình cảm tha thiết.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV.

– Học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– Cả lớp hát ghép cả bài theo nhạc đệm

– Tập hát thể hiện tính chất tha thiết, tự sự của bài hát

– Thực hiện với các hình thức: cá nhân, tổ, nhóm.

* Hoạt động cả lớp:

– Cả lớp thực hành theo hướng dẫn của GV.

+ Hát với tình cảm tha thiết, giữ nhịp ổn định.

+ Hát gõ đệm theo phách

HS nêu cảm nhận và nêu ý nghĩa bài hát theo hiểu biết của mình

 

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát gõ đệm hoặc vỗ tay kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

– Trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm) có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

* Mục tiêu :Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành

– Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học ?

– Nội dung của bài hát truyền tải đến chúng ta điều gì ?

– Giáo dục: qua bài học, chúng ta cần biết thể hiện tình cảm yêu gia đình và biết ơn cha mẹ. Hát bài Bàn tay mẹ trong ngày sinh nhật của mẹ là một việc làm mang nhiều ý nghĩa.

– Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, chuẩn bị bài tuần sau.

* Hoạt động cả lớp

– 1 số HS nhắc lại : Bàn tay mẹ.  Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên

– Bài hát nói lên tình cảm của Mẹ. Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người.

– Nghe nhớ  và tự nâng cao ý thức bản thân.

– Thực hành luyện tập ở nhà với sự giúp đỡ của gia đình.

– Chuẩn bị bài cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 4: Gia đình

Tiết 14

        Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ; Lý thuyết Âm nhạc: Hình nốt nhạc và dấu lặng

                                    Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện ../12/2023                                               

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Phát triển năng lực đặc thù:

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bàn tay mẹ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nhận biết và phân biệt được một số hình nốt nhạc và dấu lặng.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất

            Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biều diễn bài hát).

Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình cảm yêu gia đình và biết ơn cha mẹ.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên

– Đàn phím điện tử

– Video bài hát Bàn tay mẹ

  1. Học sinh.

– SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách tiến hành

– GV: Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

– GV cho HS khởi động bằng nội dung: hát kết hợp vận động nhẹ nhàng bài hát Bàn tay mẹ

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá  hoạt động, liên hệ vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

– HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.

 

– HS lắng nghe

2. Hoạt động Thực hành- luyện tập.

Nội dung 1: Ôn Tập bài hát Bàn tay mẹ

Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bàn tay mẹ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe lại bài hát, HS có thể vỗ tay hoặc vận động nhẹ nhàng.

– GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái, tình cảm.

– Hướng dẫn hát lĩnh xướng kết hợp hòa giọng theo hình thức dãy, nhóm, tổ

– GV nhận xét, tuyên dương.

– Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động (GV mời HS thể hiện sự sáng tạo động tác phụ họa cho bài hát).

– GV nhận xét sự sáng tạo của HS

– GV hướng dẫn động tác chung cho cả lớp.

– GV nhận xét tuyên dương HS.

Hoạt động cả lớp

– HS lắng nghe kết hợp vỗ tay hoặc vận động;

– HS hát cùng nhạc đệm thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

– HS tập hát lĩnh xướng và hòa giọng

Lĩnh xướng Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con
Hòa giọng Cơm con ăn tay mẹ nấu… vòng tay mẹ, ủ ấm con
Lĩnh xướng Bàn tay mẹ vì chúng con, từ tay mẹ con lớn khôn
Hòa giọng Cơm con ăn tay mẹ nấu… vòng tay mẹ, ủ ấm con
Lĩnh xướng Bàn tay mẹ vì chúng con, từ tay mẹ con lớn kh

n

– HS thực hành hát lĩnh xướng và hòa giọng theo dãy, nhóm.

– HS sáng tạo động tác phụ họa theo cách của riêng mình

– HS hát kết hợp vận động phụ họa theo động tác:

Câu hát Động tác
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con. Tay phải đưa lên trước ngực, tay trái đặt dưới tay phải sau đó đưa sang hai bên.
Cơm con ăn tay mẹ nấu,

nước con uống tay mẹ đun.

Tay phải chống hông, tay trái đưa lên cao từ trong ra ngoài, và làm tương tự với tay trái.
Trời nóng bức gió từ tay mẹ, con ngủ ngon. Hai tay đưa lên cao từ trái sang phải sau đó bàn tay úp vào nhau đưa lên má phải.
Trời giá rét, cũng vòng tay mẹ, ủ ấm con. Hai tay đưa lên cao từ phải qua trái sau đó đan vào nhau trước ngực
Bàn tay mẹ vì chúng con,

 

từ tay mẹ con lớn khôn.

Hai tay đan chéo vào nhau đưa từ trong ra ngoài ngang ngực.

Hai tay đan chéo vào nhau mở vòng qua đầu sang hai bên.

Hoạt động nhóm, tổ, cá nhân.

– Một vài nhóm lên biểu diễn.

– Một vài HS lên biểu diễn

– HS nhận xét lẫn nhau

Nội dung 2: Lí thuyết âm nhạc: Hình nốt nhạc và dấu lặng

Mục tiêu:HS – Nhận biết và phân biệt được một số hình nốt nhạc và dấu lặng.

Cách tiến hành:

GV giới thiệu về Hình nốt nhạc là kí hiệu thể hiện độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh trong âm nhạc. Có 5 hình nốt thường dùng là: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.

– GV hỏi HS về tương quan về độ dài giữa 5 hình nốt (theo SGK). Ví dụ: nốt tròn ngân dài bằng mấy nốt trắng?

– GV giới thiệu về các dấu lặng tương tự như trên.

– GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài luyện tập trong SGK (trang 33):

+ Nói tên các nốt nhạc (gồm tên nốt và hình nốt) và dấu lặng.

+ Kẻ khuông nhạc, viết khoá Son, các nốt nhạc và dấu lặng: Đô móc đơn, Rê móc đơn, Mi trắng, lặng đen, Pha đen, Son đen, lặng đơn.

– GV nhận xét đánh giá những em làm tốt, động viên những em viết chưa đẹp cố gắng viết đẹp hơn

Hoạt động cả lớp

– HS Nhận biết hình nốt nhạc

– HS nhận biết nốt tròn bằng 2 nốt trắng.

– HS nhận biết về dấu lặng

– HS tập nói (tên nốt và hình nốt) Và dấu lặng qua bài tập:

Si trắng, La đen, lặng đơn….

– HS tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son, các nốt nhạc và dấu lặng:

– HS ghi nhớ để làm tốt hơn

4. Hoạt động Vận dụng – Trải nghiệm.

– GV tổ chức trò chơi: Nghe tiết tấu đoán hình nốt nhạc và dấu lặng: GV gõ kết hợp đọc tiết tấu có hình nốt và  xuất hiện dấu lặng

– Hỏi? Bài học hôm nay gồm mấy phần?

– GV cho cả lớp hát lại bài 1 lần kết hợp gõ nhịp để kết thúc tiết học.

– GV khen ngợi, động viên HS những nội dung thực hiện tốt và nhắc nhở HS những nội dung cần tập luyện thêm. Khuyến khích HS về nhà hát người thân nghe và chuẩn bị sách vở cho giờ học ngày hôm sau.

– HS nhận biết hình nốt và dấu lặng qua trò chơi

– HS nhặc lại bài học có 2 nội dung Ôn tập và Lý thuyết âm nhạc

– ÔN tập lại hát hát Bàn tay mẹ kết hợp vận động.

– HS lắng nghe lĩnh hội để ngày một tốt hơn.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 4: Gia đình

Tiết 15

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2; Vận dụng

                                    Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện ../12/2023                                               

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất

            Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động vận dụng).

Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình cảm yêu gia đình và biết ơn cha mẹ.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên

– Đàn phím điện tử

  1. Học sinh.

– SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

         HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

Cách tiến hành:

– GV cho cả lớp vận động phụ họa lại bài hát Bàn tay mẹ.

– GV nhận xét và liên hệ vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

– HS vận động phụ họa lại bài hát Bàn tay mẹ.

– HS nghe cô nhận xét

2. Khám phá.

Nội dung1: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

Mục tiêu: – Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.

Cách tiến hành:

– GV dùng nhạc cụ (đàn phím điện tử) lấy cao độ chuẩn, rồi hướng dẫn HS đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay.

– Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu (ví dụ vỗ tay theo tiết tấu), thực hiện ngắn gọn, khoảng 1-2 phút.

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 2 theo kí hiệu bàn tay. GV yêu cầu các em vừa đọc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– GV hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 2 theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp vận động cơ thể.

– GV yêu cầu HS: Kể tên các hình nốt và dấu lặng trong Bài đọc nhạc số 2.

– GV mời HS đọc nhạc hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ; hoặc mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.

– GV nhận xét tuyên dương.

Hoạt động cả lớp

HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống bằng kí hiệu bàn tay:

Luyện tiết tấu bằng vỗ tay kết hợp tiếng tượng thanh (trống):

– HS đọc nhạc theo hướng dẫn của giáo viên nối tiếp đến hết bài bằng kí hiệu bàn tay.

– HS đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.

– HS kể tên hình nốt và dấu lặng có trong bài đọc nhạc số 2

Hoạt động nhóm, tổ, cặp đôi, cá nhân

– HS luyện tập theo hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ

– Một vài HS xung phong lên thể hiện bài đọc nhạc số 2.

Nội dung 2: Vận dụng

Mục tiêu: HS bước đầu biết đặt lời cho bài đọc nhạc

Cách tiến hành:

GV cho HS hoạt động nhóm: đặt lời cho Bài đọc nhạc số 2; hát lời ca theo giai điệu Bài đọc nhạc số 2.

– GV hướng dẫn các nhóm đặt lời theo chủ đề tự chọn.

– GV mời các nhóm xung phong trình bày lời ca theo giai điệu Bài đọc nhạc số 2.

– Nếu HS không thực hiện được, GV mời các em hát lời ca do giáo viên đặt.

GV khuyến khích HS về tự đặt lời theo giai điệu bài đọc nhạc số 2 theo chủ đề về: trường lớp, thầy cô bạn bè, về gia đình …

Hoạt động nhóm ( Nhóm 6)

­

– HS theo dõi hướng dẫn của GV cách đặt lời cho giai điệu bài đọc nhạc số 2.

Các nhóm tự đặt lời ca theo giai điệu bài đọc nhạc số 2.

– Các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

– HS cảm nhận giai điệu qua  lời ca GV đặt.

Chủ đề: Mùa xuân

Bầu trời xanh nắng lung linh kìa đàn chim tung cánh.

Gió bay về trên cánh đồng hoà bài ca vui xuân.

4. Hoạt động ứng dụng

GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học

Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, sáng tạo, đọc nhạc tốt,…

 

HS nhắc lại nội dung bài học.

Lắng nghe và ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 4: Gia đình

Tiết 16

Thường thức âm nhạc: Nhạc sỹ Phạm Tuyên; Vận dụng

                                    Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện ../12/2023                                               

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Phát triển năng lực đặc thù

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu, lắng nghe và cảm nhận vẻ đẹp của một số ca khúc.

– Biết kể tên một vài ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất

            Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động vận dụng).

Về phẩm chất:  Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình cảm yêu gia đình và biết ơn cha mẹ.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên

– Đàn phím điện tử

  1. Học sinh.

– SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

             HOẠT ĐỘNG CỦA GV    HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Khởi động.

Mục tiêu:Tạo tâm thế Thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học.

Cách tiến hành:

– GV cho cả lớp vận động phụ họa lại bài hát Bàn tay.

– GV nhận xét và liên hệ vào bài mới.

– HS vận động phụ họa lại bài hát Bàn tay mẹ

– HS nghe cô nhận xét

 

2. Hoạt động khám phá luyện tập:

Nội dung 1: Thường thức âm nhạc – Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Mục tiêu: – Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu, lắng nghe và cảm nhận vẻ đẹp của một số ca khúc.

– Biết kể tên một vài ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Cách tiến hành:

– GV mời HS đọc một số thông tin về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên (trong SGK).

– GV giới thiệu thêm thông tin, hình ảnh về nhạc sĩ Phạm Tuyên (nếu có).

– GV mời HS đọc thông tin về sáng tác âm nhạc cho tuổi thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên (trong SGK).

– GV cho HS xem video để cảm nhận về giai điệu và lời ca trong ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Hoạt động cả lớp

– 1HS đọc thông tin về nhạc sỹ Phạm Tuyên cả lớp cùng theo dõi.

– HS xem thêm thông tin nhạc sỹ Phạm Tuyên qua tư liệu.

– HS đọc các tác phẩm của NS Phạm Tuyên.

– Xem một số tác phẩm của NS Phạm Tuyên qua video

 

Nội dung 2. Vận dụng (khoảng 15 phút)

Mục tiêu: Bước đầu nhận biết trả lời bằng câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về các tác phẩm của nhạc sỹ Phạm Tuyên.

Cách tiến hành

– GV yêu cầu nhóm, tổ (hoặc cá nhân) sưu tầm và kể tên một số ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên bằng câu hỏi trắc nghiệm

– Hướng dẫn HS Tìm hiểu bằng một số câu hỏi trắc nghiệm về các ca khúc của ns Phạm Tuyên

GV nhận xét HS bài trắc nghiệm của các nhóm.

Hoạt động nhóm

HS sưu tầm các bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên từ tuần trước làm bài bằng câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Ca khúc nào dưới đây là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Em là bông hồng nhỏ

B. Em yêu trường em

C. Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội

D. Em yêu giờ học hát

Câu 2: Ca khúc nào dưới đây KHÔNG là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Như có Bác trong ngày đại thắng

B. Tiếng hát bạn bè mình

C. Chiếc đèn ông sao

D. Cô và mẹ

Câu 3: Câu hát “Đây thời niên thiếu hát ca vang lừng” ở trong bài nào của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Tiến lên Đoàn viên

B. Chiếc đèn ông sao

C. Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

D. Cánh én tuổi thơ

Câu 4: Câu hát “Kéo gỗ cho buôn làng của ta” ở trong bài nào của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Tiễn thầy đi bộ đội

B. Đêm pháo hoa

C. Tiếng chuông và ngọn cờ

D. Chú voi con ở Bản Đôn

4. Hoạt động ứng dụng

– GV cho HS nhắc lại chủ đề và các bài học trong chủ đề

– GV nhận xét đánh giá chủ đề

– GV tuyên dương các em có tinh thần học tập tốt, cần phát huy trong các giờ học sau, dặn dò các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị sách vở cho các giờ học ngày hôm sau.

– HS nhắc lại: Chủ đề vừa học là chủ đề 4 Gia đình các nội dung kiến thức: Hát, LTÂN, đọc nhạc, TTÂN.

– HS lắng nghe lĩnh hội và nhận ra các nội dung mình làm tốt và chưa làm tốt để Chủ đề sau học tốt hơn.

– HS lắng nghe

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

TIẾT 17 – ÔN TẬP

Biểu diễn một số bài hát đã học; Nghe nhạc

Lí thuyết âm nhạc

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Biểu diễn một số bài hát đã học ở HKI.

– Nghe nhạc và vận động các bài trong nội dung Nghe nhạc ở kì I

– Nhận biết vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc

– Nhận biết các hình nốt nhạc và dấu lặng.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích những làn điệu dân ca, yêu thích và tìm tòi khám phá các nhạc cụ và cách chơi nó

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học. Kết nối bài mới.

    *. Cách tiến hành:

– GV mở nhạc bài Mái trường tuổi thơ

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

HS hát và vận động

2. Hoạt động Luyện tập – Thực hành (khoảng 29 phút)

  Hoạt động 1: Biểu diễn một số bài hát đã học (khoảng 15 phút)

*. Mục tiêu: – Biết thể hiện một số bài hát ở học kì I kết hợp với các hoạt động.

*.Cách tiến hành:

Biểu diễn bài hát Em là bông hồng nhỏ, Cò lả, Mái trường tuổi thơ, Bàn tay mẹ:

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV nhận xét, tuyên dương

*. Hoạt động nhóm:

– Các nhóm nhận nhiệm vụ và thưc hiện yêu cầu

N1 Biểu diễn bài hát Em là bông hồng nhỏ kết hợp vận động phụ hoạ phù hợp
N2 Biểu diễn bài hát bài Mái trường tuổi thơ kết họp gõ đệm tiết tấu băng các loại nhạc cụ gõ
N3 Biểu diễn bài hát Cò lả kết hợp vận động phụ hoạ phù h

p

N4 Biểu diễn bài hát Bàn tay mẹ kết hợp các động tác cơ thể

– Các nhóm lần lượt biểu diễn

– HS nhận xét lẫn nhau

Hoạt động 2: Nghe Nhạc

Mục tiêu: Biết gõ đệm và vận động Nghe nhạc bài Lí kéo chài, Em yêu giờ học hát

Cách tiến hành

– GV mở bài hát Lí kéo chài yêu cầu HS nghe và vỗ tay, vận động,

– GV mở bài hát Em yêu giờ học hát yêu cầu HS nghe và vỗ tay, vận động

Hoạt động cả lớp

– HS nghe nhạc kết vỗ tay theo bài hát Lí kéo chài

– Nghe nhạc kết hợp vận động theo giai điệu bài hát.

– HS nghe nhạc kết hợp vận động theo nhịp (có thể hát theo nếu thuộc).

Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết âm nhạc (khoảng 14 phút)

*.Mục tiêu: – Nhận biết vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc. Nhận biết các hình nốt nhạc và dấu lặng.

*.Cách tiến hành:

a/ Ôn tập vị trí bảy nốt nhạc trên khuông.

– Trò chơi

Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn ra bảy người chơi

Gv đọc và YCHS viết 7 nốt nhạc Đồ, Rê, Mi, Pha , Son, La, Si (theo thứ tự bất kì)

– Gv nhận xét, chốt lại kiến thức

b/ Nhận biết các hình nốt nhạc và dấu lăng

– GV chiếu 5 hình nốt thường dùng: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.

– GV hỏi HS về tương quan về độ dài giữa 5 hình nốt (theo SGK). Ví dụ: nốt tròn ngân dài bằng mấy nốt trắng?

– GV hướng dẫn và yêu cầu HS luyện tập

– GV nhận xét, tuyên dương

*.HĐ nhóm, tổ, cá nhân

– Các đội chơi:

+ Mỗi người chơi viết 1 nốt

+ Đội nào viết xong trước và đúng đội đó dành chiến thắng.

*.HĐ cả lớp

– HS nhắc lại

– HS trả lời

+ Nói tên các nốt nhạc(gồm tên nốt và hình nốt) và dấu lặng.

+ Kẻ khuông nhạc, viết khoá Son, các nốt nhạc và dấu lặng: Đô móc đơn, Rê móc đơn, Mi trắng, lặng đen, Pha đen, Son đen, lặng đơn.

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV khen ngợi các em có ý thức ôn tập tích cực. Dặn các em về nhà biểu diễn cho người thân nghe.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 18 – ÔN TẬP

Nhạc cụ; Đọc nhạc; Thường thức âm nhạc

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực đặc thù
  3. Nhạc cụ

– Thể hiện tiết tấu đã học bằng nhạc cụ gõ ở HKI

– Thể hiện giai điệu đã học bằng ri-coóc-đơ hoặc kèn phím.

  1. Đọc nhạc

Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 1, Bài đọc nhạc số 2 kết hợp với một trong  hoạt động: Gõ đệm hoặc Vận động theo nhạc.

  1. Thường thức âm nhạc

– Nêu một vài đặc điểm của đàn nhị.

– Kể lại câu chuyện Bay xa cùng âm nhạc.

– Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích âm nhạc, yêu thích và tìm tòi khám phá các nhạc cụ và cách chơi nó

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học. Kết nối bài mới.

    *. Cách tiến hành:

– GV mở nhạc bài Mái trường tuổi thơ

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

HS hát và vận động

2. Hoạt động Luyện tập – Thực hành (khoảng 29 phút)

 Hoạt động 1: a. Nhạc cụ

*. Mục tiêu:– Thể hiện tiết tấu đã học bằng nhạc cụ gõ ở HKI

– Thể hiện giai điệu đã học bằng ri-coóc-đơ hoặc kèn phím.

*.Cách tiến hành:

– GV cho Hs chọn nhạc cụ gõ và thực hiện gõ tiết tấu .

– Hướng dẫn dùng sáo hoặc kèn phím thể hiện giai điệu bài nhạc cụ giai điệu 1 và 2

– GV nhận xét, tuyên dương

*. Hoạt động nhóm:

– Các nhóm chọn nhạc cụ gõ và thưc hiện yêu cầu của GV.

– Các nhóm lần lượt gõ tiết tấu

– Ứng dụng vào hát kêt hợp gõ tiết tấu phù hợp với tiết tấu bài hát

– HS nhận xét lẫn nhau.

– Nhóm sử dụng kèn phím, nhóm sáo Rycocdơ,

Hoạt động 2: Đọc nhạc (khoảng 14 phút)

*.Mục tiêu: HS biết Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 1, Bài đọc nhạc số 2 kết hợp với một trong  hoạt động: Gõ đệm hoặc Vận động theo nhạc.

*.Cách tiến hành:

– GV đánh bài đọc nhạc số 1và yêu cầu HS ôn tập

– GV hướng dẫn và yêu cầu HS luyện tập

– GV nhận xét, tuyên dương

*.HĐ nhóm, tổ, cá nhân

HS nhận biết và nhẩm theo

HS đọc bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm, vận động, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– Một số nhóm đọc nhạc nhóm khác nhận xét nhóm bạn

Nội dung 3: Thường thức âm nhạc

Mục tiêu: Nhớ lại các nhạc cụ, câu chuyện, tìm hiểu các nhạc sĩ đã học ở kì 1

Các tiến hành

GV cho HS nhắc lại các nội dung của Thường thức Âm nhạc

– GV cho HS nhắc lại từng nội dung

– GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương

Hoạt động cả lớp

– HS nhắc lại : tìm hiểu về đàn nhị, câu chuyện âm n hạc, tìm hiểu về nhạc sỹ Phạm Tuyên

– Nêu một vài đặc điểm của đàn nhị.

– Kể lại câu chuyện Bay xa cùng âm nhạc.

– Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV khen ngợi các em có ý thức ôn tập tích cực. Dặn các em về nhà biểu diễn cho người thân nghe.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ 5 – NIỀM VUI

Tiết 19 – Học hát bài: Hát mừng

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Hát mừng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp, phách.

– Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua hát kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể theo nhạc bài Hát mừng.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích những làn điệu dân ca.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

    – Hát thuần thục bài hát Hát Mừng

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động:

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

    *. Cách tiến hành:

– GV gõ hình tiết tấu:

Hoạt động cả lớp

– HS thể hiện tiết tấu và vận động cơ thể theo động tác:

Ô nhịp Động tác
1-2 Vỗ tay (hai lần)
3-4 Vỗ tay phải lên vai trái, vỗ tay trái lên vai phải, vỗ tay phải lên vai trái.
5-6 Lần lượt vỗ từng bàn tay xuống đùi (năm lần)
7-8 Hai tay cùng búng ngón tay (hai lần)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

  Hoạt động 1: Học hát Hát mừng

*. Mục tiêu: – HS hát cao độ trường độ

Biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

– GV giới thiệu nội dung xuất xứ bài Hát mừng

: – GV hướng dẫn HS đọc lời (cá nhân đọc hoặc cả lớp cùng đọc), có thể vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

– GV cho HS nghe bài hát; khuyến khích HS nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay nhịp nhàng. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện sắc thái rộn ràng, tha thiết, hát với nhịp độ ổn định.

– GV hỏi: Những nhạc cụ nào được nhắc đến trong bài hát? Bài hát phù hợp với hình thức đơn ca hay tốp ca? Vì sao? GV để HS trả lời theo cảm nhận riêng.

– GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát.

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

+ Hát theo nhiều hình thức

–  Hát gõ đệm theo  nhịp, theo phách

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

+ Hát lĩnh xướng đồng ca

– GV nhận xét

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Hát mừng.

HS biết Vùng đất Tây Nguyên có các dân tộc như Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Ê-đê, Hrê.., đồng bào Tây Nguyên là những người yêu lao động và rất lạc quan, yêu đời. Bài Hát mừng là dân ca Hrê (Tây Nguyên), bài hát có sắc thái rộn ràng, tha thiết, nói lên niềm vui của đồng bào Tây Nguyên được sống trong hòa bình, ấm no.

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo

– HS chia câu hát: 4 câu hát

– Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát.

– Thực hiện luyện mẫu âm a

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân, tổ, nhóm.

– HS trả lời: Trống, chiêng là những nhạc cụ có trong bài hát. Bài hát phù hợp với tốp ca vì ca ngợi niềm vui sống trong hòa bình của đồng bào Tây Nguyên.

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

– HS hát kết hợp  gõ đệm theo nhịp

HS hát kết hợp gõ đệm theo phách   

Cùng múa hát nào cùng cất tiếng ca

                

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp  kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

– Chia lớp thành các tổ, nhóm và phân công.

– Hát lĩnh xướng đồng ca.

  3. Hoạt độngvận dụng trải  nghiệm:

*.Mục tiêu: HS biết yêu các làn điệu dân ca

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV giáo dục phẩm chất sau khi học bài hát.

– Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe, về nhà tìm động tác minh họa cho bài hát.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: qua bài học, chúng ta cần biết thể hiện tình thân ái và chia sẻ niềm vui với mọi người.

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp  và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 5: Niềm vui

Tiết 20

Ôn tập hát bài: Hát mừng

Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Hát mừng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được một vài đặc điểm và nhận biết được âm sắc của đàn vi-ô-lông.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích những làn điệu dân ca.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

            – Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Hát mừng.

– Tập một số động tác vận động cho bài Hát mừng.

     – Đàn violon (nếu có)

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video về đn Violon, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

    *. Cách tiến hành:

– Mở nhạc bài hát “Hát mừng”

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

–  Nghe hát và vận động theo

2. Hoạt động khám phá-Luyện tập

  Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Hát mừng (khoảng 18 phút)

*. Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Hát mừng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

*.Cách tiến hành:

– Cho HS hát cùng nhạc đệm từ một đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái

– Cho HS tập hát nối tiếp.

– Cho HS hát kết hợp vận động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Cho HS biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

– Nhận xét và tuyên dương các nhóm

*. Hoạt động cả lớp:

– Hát cùng nhạc đệm từ một đến 2 lần. Lấy hơi và thể hiện sắc thái

– Hát nối tiếp.

Người hát Câu hát
Nhóm 1 Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca
Nhóm 2 Mừng đất nước ta, sống vui hoà bình
Nhóm 3 Mừng Tây Nguyên mình, đời sống ấm no
Nhóm 4 Nổi tiếng trống chiêng, đó đây chào mừng

– Luyện tập một số động tác theo sự hướng dẫn của GV.

Câu hát Động tác
Cùng múa hát nào,

cùng cất tiếng ca.

Tay trái đưa lên cao, tay phải ngang ngực hai bàn tay cuộn từ ngoài vào trong và ngược lại.

Hai tay chụm lên miệng như chim hót.

Mừng đất nước ta, sống vui hòa bình. Vỗ tay, sau đó hai tay đan chéo vào nhau đưa từ trong ra ngoài ngang ngực.
Mừng Tây Nguyên mình, đời sống ấm no.

 

Cầm tay bạn bên cạnh duỗi

hẳng tay rồi gập khuỷu tay.

Nổi tiếng trống chiêng, đó đây chào mừng. Làm động tác gõ cồng chiêng, hai bàn tay vừa lắc vừa đưa lên cao.

– Biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm

 

Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông (khoảng 11’)

*.Mục tiêu: – Nêu được một vài đặc điểm và nhận biết được âm sắc của đàn vi-ô-lông.

*.Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe âm thanh đàn vi-ô-lông

– Hỏi: đây là âm thanh của nhạc cụ nào?

– GV kết luận: đây là âm thanh của vi-ô-lông.

– GV mời HS nêu cảm nhận về tiếng đàn.

– GV giới thiệu về đàn Violin

– GV lưu ý: chỉ đàn vi-ô-lông và vi-ô-la là có tư thế chơi đặt đàn lên vai.

– GV cho HS xem một tiết mục biểu diễn đàn vi-ô-lông.

– GV hướng dẫn HS mô phỏng động tác chơi đàn vi-ô-lông.

– GV tổ chức trò chơi: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ: GV cho HS nghe âm thanh của vi-ô-lông, đàn nhị, đàn ukulele để các em đoán tên từng nhạc cụ.

– Gv nhận xét, tuyên dương

*.Hoạt động cả lớp

– HS lắng nghe

– HS trả lời trả lời theo hiểu biết của mình

– HS nghe và ghi nhớ

– HS chia sẻ cảm nhận của mình

– Nhận biết đặc điểm của đàn Violin

– HS nhắc lại tư thế chơi đàn

– HS xem video

*.HĐ nhóm, tổ, cá nhân

– HS thực hiện theo nhóm, cá nhân

– HS chơi trò chơi Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học

– Dặn các em về nhà biểu diễn cho người thân nghe. Xem thêm các video biểu diễn đàn Violon

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: Yêu các làn điệu dân ca.

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 5: Niềm vui

Tiết 21

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Nghe nhạc: Lét-ka-gien-ka

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Nghe bản nhạc Lét-ka-gien-ka kết hợp vỗ tay, gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, chơi nhạc cụ..)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích những làn điệu dân ca, yêu thích và tìm tòi khám phá các nhạc cụ và cách chơi nó

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Tập vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Lét-ka-gien-ka.

– Video bản nhạc Lét-ka-gien-ka.

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học. Kết nối bài mới.

    *. Cách tiến hành:

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

+ GV dùng Recocder hoặc kèn phím thổi nốt bất kì: Son, La, Si

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

– Hs nghe và đoán cao độ nốt

2. Hoạt động khám phá-Luyện tập

  Hoạt động 1: Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

 (khoảng 18 phút)

*. Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

*.Cách tiến hành:

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (khoảng 6 phút)

– GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể.

– GV hướng dẫn HS hát bài Hát mừng kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát.

– Tiết tấu thứ hai dành cho GV, để gõ hòa tấu cùng HS.

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu (khoảng 11 phút)

– GV hướng dẫn HS luyện tập:

– Cho HS biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

– Nhận xét và tuyên dương cá nhân, các nhóm

*. Hoạt động cả lớp:

 

 

– HS luyện tập

– HS thực hiện

– HS luyện tập

Sáo recorder Kèn phím
– Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu.
– Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.
– Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Si, La, Son (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Si, La, Son.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Đô, Rê, Mi (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Đô, Rê, Mi.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm.

– Biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm

Hoạt động 2: Nghe nhạc: Lét-ka-gien-ka (khoảng 11 phút)

*.Mục tiêu: – Nghe bản nhạc Lét-ka-gien-ka kết hợp vỗ tay, gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

*.Cách tiến hành:

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của bản nhạc: Lét-ka-gien-ka là một điệu nhảy truyền thống của Phần Lan. Trong những ngày lễ hội, người dân Phần Lan cùng ca hát và nhảy Lét-ka-gien-ka theo hình thức tập thể để tạo nên niềm vui và tinh thần đoàn kết. Ngày nay, điệu nhảy Lét-ka-gien-ka được phổ biến khắp thế giới, trẻ em và người lớn ở khắp nơi đều có thể tham gia điệu nhảy này.

– GV cho HS nghe bản nhạc lần thứ nhất

Hỏi: người ta chơi những loại nhạc cụ nào trong bản nhạc? nhịp độ bản nhạc nhanh hay chậm?

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, rồi vận động theo tiết tấu.

– Cho HS thực hiện theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

– Nhận xét và tuyên dương

*.Hoạt động cả lớp

– HS lắng nghe, ghi nhớ

– HS trả lời

– HS nghe nhạc

– Mức độ dễ:

HS đứng theo hàng dọc, bạn đứng sau đặt hay bàn tay lên vai bạn đứng trước.

1. Nhảy hai chân sang hai bên, rộng bằng vai

2. Nhảy chụm hai chân lại

3. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

4. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

5. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

Mức độ khó (điệu nhảy Lét-ka-gien-ka):

– HS đứng theo hàng dọc, bạn đứng sau đặt hay bàn tay lên vai bạn đứng trước.

1. Đá chân trái sang trái rồi thu chân lại

2. Đá chân trái sang trái rồi thu chân lại

3. Đá chân phải sang phải rồi thu chân lại

4. Đá chân phải sang phải rồi thu chân lại

5. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

6. Nhảy về phía sau bằng cả hai chân

7. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

8. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

9. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân (Từ 1 đến 4: có thể nâng cao bằng cách kết hợp đá chân và nhún chân còn lại)

*.HĐ nhóm, tổ, cá nhân

– HS thực hiện theo nhóm, cá nhân…

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

–  Dặn các em về nhà biểu diễn Recocder hoặc kèn phím cho người thân nghe. Mở nhạc và cùng các bạn cùng vận động theo bản nhạc Lét-ka-gien-ka.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS hát lại bài Hát mừng kết hợp vỗ đệm

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH  BÀI DẠY

Môn Âm nhạc Lớp 4

Chủ đề 5: Niềm vui

Tiết 22

Ôn tập nhạc cụ

Vận dụng

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Biết hát kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể cho bài Hát mừng

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím theo các nhịp độ khác nhau.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, chơi nhạc cụ..)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích những làn điệu dân ca, yêu thích và tìm tòi khám phá các nhạc cụ và cách chơi nó

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con, Recocder)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học. Kết nối bài mới.

    *. Cách tiến hành:

– GV mở nhạc bài Lét-ka-gien-ka.

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

HS nghe nhạc và vận động

2. Hoạt động khám phá-Luyện tập (khoảng 29 phút)

  Hoạt động 1: Ôn tập nhạc cụ  (khoảng 14 phút)

*. Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím theo các nhịp độ khác nhau.

*.Cách tiến hành:

a) Ôn tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– GV hướng dẫn cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất, riêng GV gõ tiết tấu thứ hai, hòa tấu cùng HS.

– GV mời HS, nhóm  xung phong lên thực hiện tiết tấu

– GV hướng dẫn HS luyện tập và thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài hát Hát mừng.

b) Ôn tập bài tập giai điệu

– GV hướng dẫn HS thể hiện Bài tập ri-coóc-đơ số 4 hoặc Bài tập kèn phím số 4 theo các nhịp độ khác nhau.

– GV hướng dẫn HS chơi giai điệu cùng nhạc đệm.

– Cho HS biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.

– Nhận xét và tuyên dương cá nhân, các nhóm

*. Hoạt động cả lớp:

 

– HS luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên tiết tấu thứ nhất

*. HĐ nhóm, tổ, cá nhân

– HS lên thực hành: một em gõ tiết tấu thứ nhất, một em gõ tiết tấu thứ hai.

– Nhóm 1 gõ tiết tấu thứ nhất, nhóm 2 gõ tiết tấu thứ hai.

– HS hát kết hợp đệm tiết tấu vừa tập cho bài hát Hát mừng.

– HS luyện tập

– HS chơi

– Biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm

Hoạt động 2: Vận dụng (khoảng 15 phút)

*.Mục tiêu: – Biết vận động cơ thể đệm cho bài hát: Hát mừng.

*.Cách tiến hành:

a/ GV hướng dẫn HS thực hiện vận động cơ thể đệm cho bài hát: Hát mừng. GV mời tổ, nhóm trình bày bài hát và vận động cơ thể.

b/ GV hướng dẫn HS trình bày nối tiếp Bài tập ri-coóc-đơ số 3 và Bài tập ri-coóc-đơ số 4; hoặc trình bày nối tiếp Bài tập kèn phím số 3 và Bài tập kèn phím số 4 (phần Vận dụng)

– GV nhận xét, tuyên dương

c/Dùng cốc nhựa và vận động cơ thể đệm cho bài hát: Hát mừng

– GV hướng dẫn HS vỗ thay theo tiết tấu:

– GV dùng cốc nhựa thực hiện làm mẫu 5 động tác (trong SGK) theo tiết tấu trên.

– GV hướng dẫn HS thực hiện 5 động tác (trong SGK).

– GV mời một nhóm HS hát, một nhóm đệm bằng cốc nhựa.

– GV nhận xét, tuyên dương

*.HĐ nhóm, tổ, cá nhân

– HS thực hiện theo nhóm, cá nhân…

Bài tập ri-coóc-đơ số 3 và Bài tập ri-coóc-đơ số 4 Bài tập kèn phím số 3 và Bài tập kèn phím số 4
Nhóm 1, 2 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số 3

Nhóm 3,4 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số 4

Nhóm 1,2 trình bày Bài tập kèn phím số 3

Nhóm 3,4 trình bày Bài tập kèn phím số 4

– Hs xung phong trình bày

*.HĐ cả lớp

– HS vỗ tay theo tiết tấu

– HS thực hành

– HS thực hiện

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung chủ đề cho HS tự đánh giá chủ đề

– GV nhận xét chung

– GV khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt, sáng tạo,…Dặn các em về nhà biểu diễn Recocder hoặc kèn phím cho người thân nghe. Có thể vận dụng các câu nhạc khác có trong sách để chơi nhạc cụ (VD câu 1 bài đọc nhạc số 2).

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung chủ đề 5: Hát, TTÂN, Nhạc cụ, Nghe nhạc.

– HS đánh giá học tập của mình, của bạn khi học xong chủ đề.

– HS ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ 6 – HÒA BÌNH

Tiết 23 – Hát: Em yêu hòa bình

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– HS hát đúng cao độ trường độ bài hát Em yêu hòa bình

– HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát và gõ đệm)

            – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

–  Hình ảnh, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

*. Cách tiến hành:

GV mở nhạc bài Bim bum nhạc Mỹ

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động cả lớp

– HS vận động cơ thể theo nhạc bài Bim bum

– HS dưới lớp nhận xét

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Học hát Em yêu hòa bình

*. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em yêu hòa bình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

 

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

–  Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo  nhịp.

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS.

* Luyện tập- thực hành

 

 

 

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Em yêu hòa bình

HS nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Ông, sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi…

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu và bài hát Em yêu hòa bình

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ 1 HS đứng dậy đọc lời ca cả lớp đọc thầm .

– Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp  kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống ( giữ gìn hòa bình, yêu quê hương đất nước tươi đẹp).

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– Giáo viên kết luận: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước…

– Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem

– Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát

– Nhận xét tiết học.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: Luôn yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước…

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp  và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ đề 6: Hòa bình

                                                                 Tiết 24

Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình

Thường thức âm nhạc – Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Hoàng Vân

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Em yêu hoà bình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân và kể tên một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu, lắng nghe và cảm nhận vẻ đẹp của một số ca khúc.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát và gõ đệm)

            – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

–  Hình ảnh, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hỌC SINH
1. HĐ Khởi động (3’)

*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

*Cách tiến hành:

– Cho học sinh hát vận động theo nhạc bài:  Em yêu hòa bình

HS thực hiện hát và vận động
 2. Hoạt động Khám phá – Luyện tập: (29’)

* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình (17’)

* Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Em yêu hòa bình

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

*Cách tiến hành:

– GV mở nhạc cho học sinh nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp:

– Cho lớp hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái..

– Hướng dẫn HS tập hát đối đáp và hòa giọng:

+ Chia tổ cho học sinh hát đối đáp

– Quan sát, nhận xét, sửa sai (nếu có

– Cho cả lớp hát kết động tác tay, chân.

– Gọi một số nhóm trình bày trước lớp.

– Nhận xét và tuyên dương các em.

+ Hướng dẫn hát kết hợp vận động:

– GV phát huy các em có năng lực lên tự nghĩ động tác phụ họa.

– GV tập động tác phụ họa cho HS

– Gọi học sinh theo nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.

GV nhận xét tuyên dương các nhóm

*Hoạt động cả lớp

– Đứng tại chỗ thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo nhịp

Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam…

x           x           x                    x

– Hát cùng nhạc đệm

Người hát Câu hát
Nhóm 1 Em yêu hoà bình, yêu đất nước Việt Nam
Nhóm 2 Yêu từng gốc đa, bờ tre, đường làng
Nhóm 1 Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn
Nhóm 2 Yêu những mái trường rộn rã lời ca
Cả lớp Em yêu dòng sông… đàn cò trắng bay xa

– Hai nhóm trình bày bài hát kết hợp động tác tay chân.

– HS có năng khiếu lên thực hiên động tác tự nghĩ

– Lắng nghe, theo dõi giáo viên làm mẫu và thực hiện.

Luyện tập vận động theo nhóm, cá nhân.

 

Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Hoàng Vân (12’)

*Mục tiêu: Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân và kể tên một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu, lắng nghe và cảm nhận vẻ đẹp của một số ca khúc.

* Cách tiến hành:

– Mời HS đọc một số thông tin về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân (trong SGK).

– Giới thiệu thêm thông tin, hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân (nếu có).

– Mời HS đọc thông tin về sáng tác âm nhạc cho tuổi thiếu nhi của nhạc sĩ Hoàng Vân (trong SGK).

– Cho HS xem video để cảm nhận về giai điệu và lời ca trong ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Hoàng Vân.

– Củng cố bài học bằng một số câu hỏi (nếu có thời gian). Ví dụ:

– Cho HS nghe và cảm nhận một số ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Hoàng Vân.

– Dùng bài tập củng cố phần nghe nhạc, ví dụ: Nối tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân cho phù hợp với câu hát trong bài đó.

Hoạt động cả lớp

– 1 HS đọc một số thông tin về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân (trong SGK).

– Nối chân dung nhạc sĩ Hoàng Vân với những thông tin đúng về cuộc đời của ông.

Sinh tại Đà Nẵng Sinh năm 1930 Sinh năm 1950 Sinh tại Hà Nội
Chơi được nhiều nhạc cụ Đài tiếng nói Việt Nam
Chỉ huy dàn nhạc Giảng dạy âm nhạc ở nhiều nước
Dạy môn Sáng tác Nghệ sĩ đàn tranh Nhạc viện Hà Nội Sáng tác âm nhạc cho tuổi thiếu nhi

– Nối tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân cho phù hợp với câu hát trong bài đó.

 

Ca ngợi Tổ quốc

Tương lai đang đón chờ tay em và noi theo bước đàn anh. Tương lai đang đón chờ tay em đi xây dựng nước nhà.
 

Em yêu trường em

Cây xanh xanh rợp bóng bên đường, hương sen thơm tỏa ngát muôn nhà.
 

Mùa hoa phượng nở

Người tốt việc hay là cháu Bác Hồ, yêu sao yêu thế trường của chúng em.
3. Hoạt động Ứng dụng: (3’)

– Hôm nay chúng ta học nội dung gì?

– Yêu cầu hát lại bài: Em yêu hòa bình.

– Về nhà Sưu tầm một số bức ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân.

– Tuyên dương học sinh.

Hoạt động cả lớp

– Nhắc lại nội dung bài học hôm nay

– Cả lớp hát lại bài: Em yêu hòa bình.

– Sưu tầm một số bức ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân thực hiện theo cặp hoặc nhóm.

I

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ đề 6: Hòa bình

                                                                 Tiết 25

– Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

– Vận dụng

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động gõ đệm)

            – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

–  Hình ảnh, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)

* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

* Cách tiến hành:

GV mở nhạc đệm bài A ram sam sam

Hoạt động cả lớp

HS vận động theo bài A ram sam sam

2. Hoạt đông khám phá luyện tập (30’)

* Hoạt động 1: Đọc nhạc: (20’)

* Mục tiêu:  Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

* Cách tiến hành:

+ GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay

– Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu (ví dụ vỗ tay theo tiết tấu), thực hiện ngắn gọn, khoảng 1-2 phút.

– Giải thích ngắn gọn về trường độ của nốt trắng chấm dôi (theo SGK).

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 3 theo kí hiệu bàn tay. GV yêu cầu các em vừa đọc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 3 theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

– Mời HS đọc nhạc hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ; hoặc mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.

– GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động

– GV nhận xét chung

Hoạt động cả lớp

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

+ Luyện đọc cao độ gam Đô trưởng:

– HS thực hiện lại theo GV

– HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc)

+ Luyện tập tiết tấu:

– HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ khác

+ Đọc nhạc Bài 3 theo kí hiệu bàn tay

+ Luyện đọc:

Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại

– Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại.

– HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu

– HS nhận xét lẫn nhau

Hoạt động 2: Vận dụng: (10 phút)

* Mục tiêu: Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, thông qua hoạt động Vận dụng

* Cách thực hiện:

– Đọc bốn nốt nhạc trên khuông và một nốt tự chọn ở hàng dọc

– GV hướng dẫn cách thực hiện.

– Làm mẫu, vừa đọc nhạc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– Mời HS xung phong đọc nhạc kết hợp làm kí hiệu bàn tay.

– Mở rộng: GV có thể mời HS đọc nhạc với nốt tự chọn khác:

– GV nhận xét

Hoạt động cả lớp

– HS vừa đọc nhạc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– 1 số HS xung phong đọc nhạc kết hợp làm kí hiệu bàn tay.

– HS xung phong đọc nhạc với nốt tự chọn:

Đô
Si
Son Mi Son Đô La
Son
Mi
  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: ( 3’)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Biết đọc nhạc kết hợp vận động)

* Cách tiến hành:

– GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này, chốt lại nội dung Chủ đề 6. Khen ngợi các em có ý thức tập luyện tích cực, đọc nhạc tốt vận động chính xác, sáng tạo…. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học: Tập biểu diễn bài hát, tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

Hoạt động cả lớp

– Ghi nhớ nội dung của giờ học

– Về tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– Chuẩn bị bài cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ đề 6: Hòa bình

                                                                 Tiết 26

Nghe nhạc: Chúng em cần hoà bình

Vận dụng

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Nghe bài Chúng em cần hoà bình kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Biết tại sao mọi người cần phải bảo vệ hoà bình.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động gõ đệm)

            – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

–  Hình ảnh, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách,  Song loan, Trống con).

  1. Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động, kết nối (3’).

* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên cho HS khởi động qua bài hát: Giờ học nhạc em yêu

– GV giới thiệu tiết học Âm nhạc và nội dung của tiết học

Hoạt động cả lớp

– HS hát và vận động cơ thể theo bài hát Giờ học nhạc em yêu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (29’).

Hoạt động 1: Nghe nhạc bài Chúng em cần hoà bình (15’).

* Mục tiêu: Giúp HS phát triển tai nghe, biết cảm thụ âm nhạc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

*Cách tiến hành:

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của bài hát.

Cho HS nghe nhạc lần thứ nhất để trả lời một số câu hỏi ngắn:

– Cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hát lại những câu các em nhớ, hoặc GV hát một câu khoảng 1-2 lần, ví dụ Không còn tiếng súng, tiếng bom trên hành tinh, rồi mời HS hát lại. GV có thể thực hiện với câu hát khác.

Hoạt động cả lớp

– HS nghe nhạc lần 1 trả lời câu hỏi:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Nhịp độ bài hát nhanh hay chậm?

+ Vì sao trẻ em cần được sống trong hòa bình?…

 – HS nghe nhạc lần 2 kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể.

– HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hát lại những câu các em nhớ

Hoạt động 2: Vận dụng (14’)

* Mục tiêu: – Biết tại sao mọi người cần phải bảo vệ hoà bình.

* Cách tiến hành

– Hướng dẫn HS thực hiện theo cặp hoặc nhóm, chọn 1 trong 2 hoạt động:

+ Chọn và vẽ một hình ảnh trong bài hát Em yêu hoà bình, kết hợp nghe nhạc bài hát này.

+ Giới thiệu một số bức ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân đã sưu tầm.

– GV mở nhạc bài hát Em yêu hoà bình

– GV nhận xét tuyên dương

Hoạt động cả lớp

– HS thực hiện theo cặp chọn và vẽ một hình ảnh trong bài hát Em yêu hoà bình, kết hợp nghe nhạc bài hát này.

– HS nhận xét lẫn nhau

3. Hoạt động ứng dụng (3’)

* Mục tiêu: HS biết liên hệ bài học vào cuộc sống

* Cách tiến hành:

– Nêu nd bài học.

– Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, tập trung nghe nhạc, biết vận dụng chính xác và sáng tạo cách gõ đệm

– Nhắc nhở, động viên một số em còn chưa tập trung trong giờ học.

– Dặn dò các em chuẩn bị bài cho tiết học sau.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu lại nội dung bài học hôm nay.

– Giới thiệu một số bức ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân đã sưu tầm.

– Rút kinh nghiệm để học tốt hơn.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ 7 – ƯỚC MƠ

Tiết 28 – Hát: Ước mơ

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Ước mơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

   – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát và gõ đệm)

            – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng trong những năm tháng tuổi thơ.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

   – Đàn phím điện tử

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ.

– Tập một số động tác vận động cho bài Ước mơ      

  1. Học sinh:

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học

*. Cách tiến hành:

GV cho HS chia sẻ những ước mơ của mình.

– GV bổ sung nhận xét, đánh giá.

Hoạt động cả lớp

– HS chia sẻ ước mơ của mình: ước mơ làm cô giáo, bác sỹ, công an, bộ đội…

– HS dưới lớp nhận xét

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Học hát Ươc mơ

*. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Ước mơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

*.Cách tiến hành:

 

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu).

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về  cao độ, trường độ, nhịp, phách.

– Hướng dẫn HS ghép cả bài

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

–  Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo  nhịp hoặc nhịp phân đôi

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS.

* Luyện tập- thực hành

 

 

 

*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Ước mơ

Biết về bài hát Ước mơ là bài hát nhạc Trung Quốc, do tác giả An Hòa đặt lời Việt. Bài hát có giai điệu thiết tha, trìu mến, nói về khung cảnh thiên nhiên trong sáng và những ước mơ của trẻ em được sống trong một thế giới bình yên, tươi đẹp.

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ 1 HS đứng dậy đọc lời ca cả lớp đọc thầm

– Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp  kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống ( có ước mơ cho bản thân, ước mơ sống trong bình yên).

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– Giáo viên trau dồi về phẩm chất qua bài hát

– Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem

– Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát

– Nhận xét tiết học.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: : qua bài học, chúng ta cần biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng trong những năm tháng tuổi thơ.

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp  và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 28

                                               Ôn tập bài hát: Ước mơ

Nghe nhạc: Những người đấu bò

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Phát triển năng lực âm nhạc:

– Biết hát thuần thục bài hát và thể hiện sắc thái mềm mại, uyển chuyển , biết hát kết hợp gõ đệm. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết vận động phụ họa theo bài hát

– Nghe bản nhạc Những người đấu bò kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

  1. Năng lực chung và phẩm chất:

– Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn).

– Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống tươi đẹp.

– Biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng trong những năm tháng tuổi thơ.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

Chuẩn bị của GV

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ.

– Tập một số động tác vận động cho bài Ước mơ và bản nhạc Những người đấu bò.

– Video bản nhạc Những người đấu bò.

Chuẩn bị của HS

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (khoảng 5 phút)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong giờ học,kết nối bài mới

Cách tiến hành

GV mở nhạc cho học sinh hát bài Ước mơ

Nhận xét và để tìm hiểu kĩ hơn về bài hát thì ta đi vào ôn tập bài hát

Hoạt động  cả lớp

Học sinh hát kết hợp nhún theo nhịp bài hát Ước mơ

2. Khám phá và luyện tập

Nội dung 1: Ôn tập bài hát Ước mơ

Mục tiêu:Biết hát thuần thục bài hát và thể hiện sắc thái mềm mại, uyển chuyển , biết hát kết hợp gõ đệm. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết vận động phụ họa theo bài hát

Cách tiến hành

– GV cho HS nghe bài hát Ước mơ.

– GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.

+ GV hướng dẫn HS tập cách hát nối tiếp.

– GV nhận xét tuyên dương

+ GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp:

+ GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động

Câu hát Động tác
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời,

đàn bướm xinh dạo chơi.

Hai tay đưa lên cao, đưa sang hai bên.

Hai tay dang rộng làm động tác bướm bay.

Trên cành cây chim ca líu lo,

như hát lên bao lời mong chờ.

Hai tay chụm lên miệng như chim hót.

Hai tay đan chéo trước ngực.

Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên,

 

cuộc sống tươi đẹp thêm.

Hai tay đan chéo vào nhau đưa từ trong ra ngoài ngang ngực

Áp hai cổ tay vào nhau trước ngực nghiêng trái và phải.

Cho đàn em tung tăng múa ca,

 

 

trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.

Tay trái đưa lên cao, tay phải ngang ngực hai bàn tay cuộn từ ngoài vào trong và làm tương tự với tay phải.

Hai tay đưa lên cao rung bàn tay.

– GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm

Hoạt động cả lớp

Học sinh lắng nghe

Học sinh hát theo nhạc đệm và tập lấy hơi, thể hiện sắc thái

Học sinh thực hiện theo hướng dẫn.

-Học sinh hát nối tiếp theo tổ

Người hát Câu hát
Tổ 1 Gió vờn cánh hoa bay dưới trời, đàn bướm xinh dạo chơi.
Tổ 2 Trên cành cây chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ.
Tổ 3 Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên, cuộc sống tươi đẹp thêm.
Tổ 4 Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.

– HS thực hiện hát đối đáp

Người hát Câu hát
HS nam Gió vờn cánh hoa bay dưới trời, đàn bướm xinh dạo chơi.
HS nữ Trên cành cây chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ.
HS nam Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên, cuộc sống tươi đẹp thêm.
HS nữ Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.

Học sinh hát đối đáp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Lần 1; Tốp nam- tốp nữ

Lần 2: 1 nam , 1 nữ

Lần 3: 3 nam, 3 nữ

+ Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa

Lần 1 : Học sinh cả lóp vận động theo sự hướng dẫn của giáo viên

Lần 2: Học sinh vận động theo nhóm, cặp

Lần 3: Học sinh vận động cá nhân trước lớp

2. Nghe nhạc: Những người đấu bò (khoảng 18 phút)

Mục tiêu: – Nghe bản nhạc Những người đấu bò kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu

Cách tiến hành

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của bản nhạc.

– GV cho HS nghe bản nhạc lần thứ nhất để trả lời một số câu hỏi ngắn.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, rồi vận động theo tiết tấu.

Hoạt động cả lớp

Học sinh biết về bản nhạc: Carmen là vở nhạc kịch nổi tiếng, được sáng tác bởi nhạc sĩ người Pháp là Georges Bizet. Bizet sáng tác vở nhạc kịch này dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp là Prosper Merimee. Câu chuyện Carmen kể về những con người sống tại thành phố Sevilla ở Tây Ban Nha, khoảng những năm 1830.

-Học sinh đọc lời giới thiệu và trả lời các câu hỏi:

Người ta chơi những loại nhạc cụ nào trong bản nhạc?

Nhịp độ bản nhạc nhanh hay chậm?

-Học sinh nghe lại bản nhạc và cảm nhận về bản nhạc.

-Học sinh nghe và kết hợp vỗ tay theo bản nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Đoạn A:

1. Vỗ bàn tay phải lên vai

2. Vỗ lưng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái

Đoạn B:

1. Vỗ bàn tay phải lên vai

2.Vỗ bàn tay trái lên vai

3. Hai tay búng ngón

4. Hai tay búng ngón

Đoạn C:

1. Vỗ hai tay xuống đùi

2. Vỗ hai tay xuống đùi

3. Vỗ hai tay

-Học sinh kết hợp vận động nhẹ nhàng theo bản nhạc

Vận động theo tổ, nhóm, cá nhân.

3.Hoạt động vận dụng , trải nghiệm

Mục tiêu: biết vận dụng bài học vào cuộc sống

Cách tiến hành

GV yêu cầu học sinh vận động theo cách riêng của mình trên nền nhạc Những người đấu bò

GV nhận xét tiết học

Hoạt động của cả lớp

Học sinh thực hiện theo tổ, nhóm, các nhân

-Lắng nghe giáo viên nhận xét tiết học

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tiết 29

                    Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Bá Nha và Tử Kỳ

Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện …/3/2024

 

1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  1. 1. Phát triển năng lực âm nhạc:

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ, biết kể lại câu chuyện

2.Năng lực chung và phẩm chất

     – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn).

– Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu đối với âm nhạc và tìm hiểu các câu chuyện âm nhạc trên thế giới

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Chuẩn bị của GV

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Thuộc nội dung câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

  1. Chuẩn bị của HS

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái trước khi vào bài học

Cách tiến hành

GV mở nhạc cho học sinh nghe bản nhạc Những người đấu bò và cho học sinh vận động theo bản nhạc.

Gv nhận xét và giới thiệu bài mới

Hoạt động của cả lớp

Học sinh nghe nhạc kết hợp vận động theo bản nhạc

Lắng nghe nhận xét của giáo viên

Hoạt động khám phá

Nội dung 1: Nhạc cụ

Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

Cách tiến hành

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể.

– GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát.

– Tiết tấu thứ hai dành cho GV, để gõ hòa tấu cùng HS.

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– GV hướng dẫn HS luyện tập

Hoạt động của cả lớp

+ Luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ

Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân

-Hát Ước mơ kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm theo bài hát

+ Luyện tiết tấu giai điệu.

Sáo recorder Kèn phím
– Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu.
– Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.
– Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Si, La, Son (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Si, La, Son.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập :

+ Tập bấm nốt Đô, Rê, Mi (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Đô, Rê, Mi.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

Thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Thực hiện bấm phím trên Sáo và kèn phím

– Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm.

Nội dung 2. Thường thức âm nhạc Câu chuyện âm nhạc: Bá Nha và Tử Kỳ

Mục tiêu:Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ, biết kể lại câu chuyện

Cách tiến hành

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của câu chuyện.

– GV mời HS đọc truyền cảm từng đoạn của câu chuyện.

– GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời theo cảm nhận riêng.

– GV yêu cầu HS thực hiện bài tập củng cố: Nối thông tin ở hai cột cho phù hợp với nội dung câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV theo dõi và sửa sai cho HS

Hoạt động cả lớp

– HS nhận biết, tìm hiểu câu chuyên qua GV giới thiệu: Bá Nha và Tử Kỳ là một câu chuyện phổ biến ở Trung Quốc từ thời xa xưa. Đây là một câu chuyện cảm động, kể về tình bạn giữa hai người có tài năng âm nhạc và giàu lòng yêu thương, chung thủy.

– Một bạn đọc truyền cảm đoạn 1

– HS khác đọc truyền cảm tiếp đoạn2

– HS trả lời  câu hỏi :

Tại sao Bá Nha và Tử Kỳ lại kết nghĩa anh em?

– HS thực hiện nối

Học sinh làm bài tập củng cố

Một tối mùa thu, khi Bá Nha cùng quân lính đi thuyền đến cửa sông Hán Dương… ông cho dừng thuyền ven bờ, mang đàn ra gảy.
Tiếng đàn của Bá Nha trầm bổng vang xa… còn Tử Kỳ cảm nhận và bình luận rất giỏi.
Ngạc nhiên vì thấy một người ở rừng núi am hiểu về âm nhạc… bỗng cây đàn đứt một dây.
Trong đêm trăng thanh gió mát, Bá Nha chơi đàn tuyệt hay… tiễn biệt người bạn tri âm.
Bá Nha mang cây đàn ra, tấu một khúc nhạc buồn… Bá Nha liền mời chàng trai xuống thuyền.
Từ đó, ông bỏ chơi đàn vì không còn ai… thấu hiểu được tiếng đàn của mình.
3.Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Biết vận dụng bài học vào cuộc sống

Cách tiến hành

– GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện theo cách riêng hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Hoặc cho HS đóng vai các nhân vật trong câu chuyện (nếu có điều kiện).

– GV cho HS nghe bản nhạc Cao sơn lưu thủy để cảm nhận về câu chuyện sâu sắc hơn. Tham khảo địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=4mvPCzyfQKM

Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt,…

Hoạt động của cả lớp

HS tập kể lại câu chuyện theo cách riêng hoặc ý nghĩa của câu chuyện.

Học sinh nghe bản nhạc và nêu cảm nhận về bản nhạc

Lắng nghe giáo viên nhận xét về tiết học

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

TIẾT 30

Ôn tập nhạc cụ

Vận dụng

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/4/2024

1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  1. Phát triển năng lực âm nhạc:

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng các nhạc cụ gõ một cách thuần thục

– Biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào bài mới

2.Năng lực chung và phẩm chất

– Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn).

– Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu đối với âm nhạc và biết vận dụng âm nhạc vào cuộc sống.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

Chuẩn bị của GV

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ.

– Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

         Chuẩn bị của HS

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:

Mục tiêu:Tạo tâm thế thoải mái trước khi vào bài mới

Cách tiến hành

GV mở nhạc cho học sinh chơi trò chơi Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

GV nhận xét

Hoạt động của cả lớp

Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

Lắng nghe giáo viên nhận xét

2. Khám phá và luyện tập

Nội dung 1: Ôn tập Nhạc cụ

Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng các nhạc cụ gõ một cách thuần thục

-Biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào bài mới

Cách tiến hành

a) Ôn tập bài tập tiết tấu

– GV hướng dẫn cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất, riêng GV gõ tiết tấu thứ hai, hòa tấu cùng HS.

– GV mời HS, nhóm xung phong: một em gõ tiết tấu thứ nhất, một em gõ tiết tấu thứ hai.

– GV hướng dẫn HS luyện tập và thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài hát Ước mơ.

– GV hướng dẫn HS thực hiện vận động cơ thể đệm cho bài hát: Ước mơ (phần vận dụng). GV mời tổ, nhóm trình bày bài hát và vận động cơ thể.

b) Ôn tập bài tập giai điệu

– GV hướng dẫn HS thể hiện Bài tập ri-coóc-đơ số 5 hoặc Bài tập kèn phím số 5 theo các nhịp độ khác nhau.

– GV hướng dẫn HS chơi giai điệu cùng nhạc đệm.

Hoạt động của cả lớp

Cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất

Một học sinh gõ tiết tấu thứ 2

Luyện tập theo nhóm

Nhóm 1 gõ tiết tấu thứ 1, nhóm 2 gõ tiết tấu thứ 2.

Thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài Ước mơ

Học sinh vận động cơ thể đệm cho bài hát Ước mơ

Thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân

– Thể hiện bài tập kèn phím số 5 theo các nhịp độ khác nhau

Thực hiện chơi giai điệu cùng nhạc đệm

Nội dụng 2: Vận dụng

Mục tiêu: HS biết vận dụng các nội dung đã học và bài tập

Cách tiến hành

a) Nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

– GV cho HS nghe âm sắc riêng từng nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện động tác chơi một số nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar.

– GV cho HS từng tổ nghe âm thanh từng loại nhạc cụ biểu diễn, mỗi nhạc cụ diễn tấu trong khoảng 20 giây. HS phải nhận biết âm sắc và mô phỏng động tác chơi nhạc cụ đó.

– Nếu có thời gian, GV cho HS nghe và phân biệt âm sắc của những nhạc cụ khác.

b) Đọc nhạc kết hợp vỗ tay và bước chân nhịp nhàng

– GV hướng dẫn cách thực hiện chơi

– GV đọc nhạc kết hợp vỗ tay HS bước chân

– GV giơ hai tay lên thì HS phải lặp lại

Hoạt động cả lớp

 

 

Nhận biết âm sắc của các loại nhạc cụ.

– Nhớ lại động tác chơi một số nhạc cụ.

 

 

Hoạt động tổ, nhóm

Mô phỏng động tác chơi nhạc cụ:

Tổ 1: sáo recorder, guitar

Tổ 2: sáo recorder, trống

Tổ 3: guitar, trống

Tổ 4: guitar, sáo recorder

– HS thực hiện các bước chơi

HS thực hiện với GV cùng bước chân nhịp nhàng (theo SGK); lượt thứ nhất, khi HS chỉ bước chân nhịp nhàng.

-Lượt thứ hai, đọc nhạc kết hợp vỗ tay như GV vừa thực hiện.

3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm

Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

Cách thực hiện

– GV đọc những giai điệu khác nhau từ cao độ 3 nốt: Mi, Son, La.

– GV có thể thay đọc nhạc bằng đọc nguyên âm (A, U, I, Ô, Ê,…) để tạo không khí vui vẻ.

– GV yêu cầu HS nhắc nội dung chủ đề 4

– GV cho HS tự đánh giá chủ đề

– GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt, sáng tạo,…

Hoạt động của cả lớp

Học sinh lắng nghe

Học sinh vận động theo cách của mình

HS nhắc lại nội dung đã học trong chủ đề 7.

– HS tự đánh giá, bạn đánh giá

Lắng nghe giáo viên nhận xét

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ 8 – BIẾT ƠN THẦY CÔ

Tiết 31 – Hát: Biết ơn thầy cô giáo

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: …/04/2024.

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Biết ơn thầy cô giáo. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

  1.    Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

                 – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

– Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Biết ơn thầy cô giáo.

  1. Học sinh:

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

     III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi bước vào tiết học (3’)
Cách tiến hành:

– GV mở file âm thanh bài hát Em thương thầy mến cô.

– GV trình chiếu tranh minh họa bài hát Em yêu trường em.

– GV chốt những hiểu biết của HS đã có để liên hệ giới thiệu bài học.

Hoạt động cả lớp

– Cả lớp hát kết hợp vận động bài hát Em thương thầy mến cô.

– HS trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?(Tranh vẽ cảnh các bạn HS trên đường tới trường).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27’)

  Hát Biết ơn thầy cô giáo

* Mục tiêu: – Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Biết ơn thầy cô giáo. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

Cách tiến hành:

– Giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát và tác giả Bài hát Biết ơn thầy cô giáo của nhạc sĩ Hà Giang- Ngọc Hải.

– Hướng dẫn HS đọc lời ca

– GV hát mẫu

– GV hướng dẫn HS khởi động giọng

– Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)

– GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS hát mỗi câu một vài lần. HS hát nối tiếp câu hát số 1 với câu hát số 2, câu hát số 3 với câu hát số 4…. GV giúp HS sửa những chỗ hát sai ( nếu có).

– Hướng dẫn HS ghép cả lời 1

GV yêu cầu HS tự hát lời 2.

– GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay nhịp nhàng. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi, trong sáng, hát với nhịp độ ổn định.

* Hướng dẫn HS  luyện tập thực hành

–  Hát gõ đệm theo  nhịp hoặc theo nhịp chia đôi

– GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn vận động phụ họa

Hoạt động cả lớp:HS học hát Biết ơn thầy cô giáo

– HS biết nội dung bài hát Biết ơn thầy cô giáo của nhạc sĩ Hà Giang và Ngọc Hải là bài hát thể hiện tình cảm của các bạn HS  đối với thầy cô giáo

– HS chia câu hát

– Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo:

Ai nâng cánh ước mơ cho em là thầy cô không quản ngày đêm

……..

Là đội viên chúng em nguyện làm nghìn việc tốt, tuổi nhỏ góp phần kiến thiết quê hương.”

– Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát.

– Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV

– HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

– HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi, hát với nhịp điệu ổn định.

– HS hát ghép lời 1 theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân, tổ, nhóm.

HS tự hát lời 2

 

 

 

 

* Hoạt động cả lớp:  HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát  gõ đệm theo nhịp hoặc theo nhịp  kết hợp với nhạc đệm.

– Luyện theo hướng dẫn của GV

+ Tổ 1 hát

+ Tổ 2,3 đệm      và ngược lại

* Hoạt động cả lớp:  HS trình diễn  trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp

– HS vận động phụ họa theo gợi ý của GV

Câu hát Động tác
Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô không quản ngày đêm. Hai tay đưa từ dưới lên trên cao sau đó đồng thời hai tay hướng thẳng ra ngoài.
Ai dạy dỗ chúng em nên người, l

 thầy cô em

ghi nhớ suốt đời. 

Hai tay lần lượt vắt chéo lên vai sau đó đồng thời hai tay hướng thẳng ra ngoài.
Học hành chăm sao xứng với công ơn này,

lời thầy cô em ghi nhớ không bao giờ quên.

Hai tay để trước ngực mô tả trang sách.

Hai tay lần lượt đư

thẳng ra ngoài.

Là đội viên chúng em nguyện làm nghìn việc tốt,tuổi nhỏ góp phần kiến thiết quê hương.  Làm động tác đi đều.

Vỗ tay, sau đó hai tay đưa lên cao rung bàn tay.

  3. Hoạt độngvận dụng trải  nghiệm: ( 4-5 phút)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, làm nghìn việc tốt để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.)

Cách tiến hành:

– GV hỏi: HS nêu nội dung  bài hát?

GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học. Khen ngợi HS tích cực trong giờ học, hát hay.

GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị động tác minh họa cho bài hát.

Hoạt động cả lớp

HS trả lời

– HS nêu nội dung bài học

– HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để xứng đáng là con ngoan trò giỏi yêu bạn bè mái trường…

– HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tiết 32

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4; Nghe nhạc: Thầy cô là tất cả

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/4/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.

– Nghe bài Thầy cô là tất cả kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

                 – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động đọc nhạc, nghe nhạc)

– Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Tập một số động tác vận động cho bài Thầy cô là tất cả.

– Video bài hát Thầy cô là tất cả (Nhạc: Bùi Anh Tú; Lời thơ: Nguyễn Trọng Sửu).

– Đọc thuần thục Bài đọc nhạc số 4 và thể hiện giai điệu bằng kí hiệu bàn tay.

  1. Học sinh:

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

     III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)

* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

* Cách tiến hành:

GV mở nhạc đệm bài A ram sam sam

Hoạt động cả lớp

HS vận động theo bài A ram sam sam

2. Hoạt động khám phá luyện tập (30’)

Nội dung 1: Đọc nhạc:Bài đọc nhạc số 4

* Mục tiêu:  Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

* Cách tiến hành:

+ GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay

– Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu (ví dụ vỗ tay theo tiết tấu), thực hiện ngắn gọn, khoảng 1-2 phút.

– Giải thích ngắn gọn về trường độ của nốt (theo SGK).

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 4 theo kí hiệu bàn tay. GV yêu cầu các em vừa đọc vừa làm kí hiệu bàn tay.

– Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 4 theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

– Mời HS đọc nhạc hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ; hoặc mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.

– GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động

– GV nhận xét chung

Hoạt động cả lớp

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

+ Luyện đọc cao độ gam Đô trưởng:

– HS thực hiện lại theo GV

– HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc)

+ Luyện tập tiết tấu:

– HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ khác

+ Đọc nhạc Bài 4 theo kí hiệu bàn tay

+ Luyện đọc:

Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại

– Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại.

– HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu

– HS nhận xét lẫn nhau

Nội dung 2: Nghe nhạc: (10 phút)

* Mục tiêu: – Nghe bài Thầy cô là tất cả kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

*Cách tiến hành:

– GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của bài hát.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ nhất để trả lời một số câu hỏi ngắn.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– GV cho HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hát lại những câu các em nhớ, hoặc GV hát một câu khoảng 1-2 lần, ví dụ Thầy cô là vầng trăng, sáng soi những đêm rằm, rồi mời HS hát lại.  GV có thể thực hiện với câu hát khác.

Hoạt động cả lớp

– Tìm hiểu về bài hát: Bài hát Thầy cô là tất cả nhạc Bùi Anh Tú lời thơ Nguyễn Trọng Sửu nói lên tình yêu thương của thầy cô đối với HS…

– HS nghe nhạc lần 1 trả lời câu hỏi:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Nêu ý nghĩa của bài hát?

+Trong bài hát, thầy cô được ví với những hình ảnh nào?

– HS nghe nhạc lần 2 kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể.

– HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hát lại những câu các em nhớ.

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: ( 3’)

*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu lòng biết ơn của HS đối với thầy cô, Biết đọc nhạc kết hợp vận động)

* Cách tiến hành:

– GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này, chốt lại nội dung tiết học Khen ngợi các em có ý thức tập luyện tích cực, đọc nhạc tốt vận động chính xác, sáng tạo…. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học: Tập biểu diễn bài hát, tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

Hoạt động cả lớp

– Ghi nhớ nội dung của giờ học

– Về tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– Chuẩn bị bài cho tiết sau.

  1. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Tiết 33

Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu; Vận dụng

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/5/2024

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài học.

  1.  Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

                 – Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động thể hiện nhạc cụ, vận dụng)

– Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím.

– Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím.

  1. Học sinh:

Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm.

            Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động (2 phút)

* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học

*. Cách tiến hành:

GV mở nhạc bài Bim bum nhạc Mỹ

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động cả lớp

– HS vận động cơ thể theo nhạc bài Bim bum

– HS dưới lớp nhận xét

1. Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu (khoảng 20 phút)

Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

Cách tiến hành

a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể.

– GV hướng dẫn HS hát bài Biết ơn thầy cô giáo kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát (phần Vận dụng).

– Tiết tấu thứ hai dành cho GV, để gõ hòa tấu cùng HS.

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu (khoảng 12 phút)

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo các bước:

– Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu.

– Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu.

– Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập

– Bước 4 : HS luyện tập

– GV cho 1 số em có năng khiếu lên thể hiện giai điệu: Sáo recorder; Kèn phím

– GV sửa sai, tuyên dương

Hoạt động cả lớp

+ Nhạc cụ thể hiện tiết tấu;

– Cả lớp thể hiện tiết tấu thứ nhất

– Ứng dụng tiết tấu 1 với bài hát Biết ơn thầy cô giáo

– HS nghe tiết tấu 2 và gõ tiết tấu 1 hòa cùng GV.

+ Nhạc cụ thể hiện giai điệu;

Sáo recorder Kèn phím
– Bước 3: HS luyện tập theo GV hướng dẫn :

+ Tập bấm nốt Si, La, Son (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Si, La, Son.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 3:HS luyện tập: GV hướng dẫn

+ Tập bấm nốt Đô, Rê, Mi (chưa thổi).

+ Tập bấm và thổi nốt Đô, Rê, Mi.

+ Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc).

– Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm.

Luyện nhóm, cá nhân

– HS lên thể hiện theo năng khiếu sở trường Sáo recorder hoặc Kèn phím

Nội dung 2: Vận dụng

Mục tiêu: – Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.

 Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS trình bày nối tiếp Bài tập ri-coóc-đơ số 5 và Bài tập ri-coóc-đơ số 6; hoặc trình bày nối tiếp Bài tập kèn phím số 5 và Bài tập kèn phím số 6 (phần Vận dụng).

– GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương

 

Hoạt động cả lớp

HS trình bày theo nhóm:

Nhóm 1 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số5

Nhóm 2 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số 5

Và ngược lại

Nhóm 1 trình bày Bài tập kèn phím số 5

Nhóm 2 trình bày Bài tập kèn phím số 5

và ngược lại

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung chủ đề cho HS tự đánh giá chủ đề 8

– GV nhận xét chung

– GV khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt, sáng tạo,…Dặn các em về nhà biểu diễn Recocder hoặc kèn phím cho người thân nghe. Có thể vận dụng các câu nhạc khác có trong sách để chơi nhạc cụ.

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung chủ đề 8: Hát, Nhạc cụ, Nghe nhạc.

– HS đánh giá học tập của mình, của bạn khi học xong chủ đề.

– HS ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

TIẾT 34 – ÔN TẬP

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Biểu diễn một số bài hát đã học ở HKII

– Nghe bản nhạc Lét-ka-gien-ka, Chúng em cần hoà bình, Những người đấu bò, Thầy cô là tất cả kết hợp với một trong những hoạt động

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích âm nhạc

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 4 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học. Kết nối bài mới.

    *. Cách tiến hành:

– Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát

+ GV mở lần lượt các đoạn nhạc (Các bài hát đã học và nghe nhạc ở HKII)

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

– Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sử dụng 1  loại nhạc cụ gõ để làm chuông báo

+ Các đội gõ nhạc cụ báo hiệu dành quyễn trả lời. Đội nào trả lời đúng nhiều bài hát nhất đội đó dành chiến thắng.

2. Hoạt động Luyện tập – Thực hành (khoảng 28 phút)

  Hoạt động 1: Biểu diễn một số bài hát đã học (khoảng 15 phút)

*. Mục tiêu:

*.Cách tiến hành:

Hướng dẫn HS biểu diễn bài hát Hát mừng, Em yêu hoà bình, Ước mơ, Biết ơn thầy cô giáo theo một trong những hình thức:

– Hát đơn ca.

– Hát song ca.

– Hát tốp ca.

– Hát kết hợp gõ đệm.

– Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

– GV nhận xét, tuyên dương

*. Hoạt động nhóm:

– Các nhóm nhận nhiệm vụ và thưc hiện yêu cầu

Hát mừng Biểu diễn bài hát kết hợp kết họp gõ đệm tiết tấu băng các loại nhạc cụ gõ (nhóm)
 Em yêu hoà bình Biểu diễn bài hát bài kết họp gõ đệm tiết tấu băng các loại nhạc cụ gõ (nhóm, song ca)
Ước mơ Biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ phù hợp (nhóm, đơn ca)
Biết ơn thầy cô giáo Biểu diễn bài hát kết hợp các động tác cơ thể (nhóm, song ca)

– Các nhóm lần lượt biểu diễn

– HS nhận xét lẫn nhau

Hoạt động 2: Nghe nhạc  (khoảng 13 phút)

*.Mục tiêu: Nghe bản nhạc Lét-ka-gien-ka, Chúng em cần hoà bình, Những người đấu bò, Thầy cô là tất cả kết hợp với một trong những hoạt động gõ đệm, vận động theo nhạc.

*.Cách tiến hành:

– GV mở file âm thanh các bản nhạc lần lượt, hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp và vận động cơ thể phù hợp.

– GV nhận xét, tuyên dương

*.HĐ cả lớp

– HS nghe và vận động theo nhạc

+ Lét-ka-gien-ka: GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hướng dẫn các em nghe kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, rồi vận động theo tiết tấu.

HS đứng theo hàng dọc, bạn đứng sau đặt hay bàn tay lên vai bạn đứng trước.

1. Nhảy hai chân sang hai bên, rộng bằng vai

2. Nhảy chụm hai chân lại

3. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

4. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

5. Nhảy về phía trước bằng cả hai chân

+ Chúng em cần hoà bình: HS nghe nhạc, kết hợp gõ đệm

+ Những người đấu bò: HS nghe nhạc kết hợp vận động theo tiết tấu

Đoạn A:

1. Vỗ bàn tay phải lên vai

2. Vỗ lưng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái

3. Vỗ hai tay

4. Vỗ lưng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái

Đoạn B:

1. Vỗ bàn tay phải lên vai

2. Vỗ bàn tay trái lên vai

3. Hai tay búng ngón

4. Hai tay búng ngón

Đoạn C:

1. Vỗ hai tay xuống đùi

2. Vỗ hai tay xuống đùi

3. Vỗ hai tay

 

+ Thầy cô là tất cả: HS nghe nhạc kết hợp vỗ đệm theo nhịp, hát theo nếu thuộc hoặc nhớ một số câu hát.

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 3 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học

– GV khen ngợi các em có ý thức ôn tập tích cực. Dặn các em về nhà biểu diễn cho người thân nghe ; chuẩn bị nội dung tiết 35

Hoạt động cả lớp

– HS nêu nội dung bài học

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

TIẾT 35 – ÔN TẬP

Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện …/…/2024

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển năng lực âm nhạc

– Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 3, Bài đọc nhạc số 4 kết hợp với một trong những hoạt động:  Gõ đệm, vận động theo nhạc.

– Nêu một vài đặc điểm của đàn vi-ô-lông.

– Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân.

– Kể lại câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ.

  1. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

     – Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động  cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động đọc nhac, kể chuyện)

     – Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em yêu thích âm nhạc

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên:

– Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

– Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con, ri-coóc-đơ).

  1.   Học sinh:

– SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con, ri-coóc-đơ)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
   1. Hoạt động khởi động: (khoảng 3 phút)

    *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học.

    *. Cách tiến hành:

GV mở nhạc bài hát Biết ơn Thầy cô giáo

– Nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới.

Hoạt động cả lớp

– HS hát và vận động cơ thể

2. Hoạt động ôn tập (khoảng 27phút)

  Hoạt động 1: Đọc nhạc  (khoảng 15 phút)

*. Mục tiêu: Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 3, Bài đọc nhạc số 4 kết hợp với một trong những hoạt động:  Gõ đệm, vận động theo nhạc

*.Cách tiến hành:

Hướng dẫn HS ôn tập lại 2 bài đọc nhạc đã học (lần lượt)

– GV dùng nhạc cụ (đàn phím điện tử) lấy cao độ chuẩn, rồi hướng dẫn HS đọc cao độ gam Đô trưởng bằng kí hiệu bàn tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV nhận xét, tuyên dương

*. Hoạt động cả lớp: Ôn tập Bài đọc nhạc số 3, số 4

 

– HS đọc

 

 

 

– HS luyện tập tiết tấu

– HS đọc Bài đọc nhạc số3, 4 theo kí hiệu bàn tay.

– HS đọc Bài đọc nhạc số 4 theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa phải, kết hợp vận động cơ thể.

– HS đọc nhạc hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ; hoặc mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.

– HS nhận xét lẫn nhau

Hoạt động 2: Ôn tập Thường thức âm nhạc (khoảng 12 phút)

*.Mục tiêu: – Nêu một vài đặc điểm của đàn vi-ô-lông. Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân. Kể lại câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ.

 

*.Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành các nhóm

– GV cho các nhóm trưởng bốc thăm nhiệm vụ:

+ Thăm 1: – Nêu một vài đặc điểm của đàn vi-ô-lông

+ Thăm 2: Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân.

– GV nhận xét, tuyên dương

+ Kể lại câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ

 

– Yêu cầu HS nêu nội dung câu chuyện

– GV nhận xét, tuyên dương

*.HĐ nhóm

– HS hoạt động theo nhóm 6; bầu mỗi nhóm 1 nhóm trưởng

– Các nhóm bộc thăm, nhận nhiệm vụ

– Các nhóm thảo luận, viết kết quả vào bảng phụ

– Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả

– Các nhóm nhận xét lẫn nhau

– HS xung phong kể

– Các bạn theo dõi, nhận xét, bổ sung

– HS: Đây là một câu chuyện cảm động, kể về tình bạn giữa hai người có tài năng âm nhạc và giàu lòng yêu thương, chung thủy

  3. Hoạt động vận dụng trải  nghiệm: (khoảng 5 phút)

*.Mục tiêu: – Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn

*.Cách tiến hành:

– GV mời HS chia se cảm xúc sau khi học xong chương trình âm nhac 4?

– GV khen ngợi các em có ý thức ôn tập tích cực. Dặn các em về nhà biểu diễn cho người thân nghe .

Hoạt động cả lớp

– HS chia sẻ

– Hs ghi nhớ

  1. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Tải file word Giáo án Âm nhạc 4 Cánh Diều

 

 

 

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Bình luận

Chèn mã vào chân trang web

Mã phiếu ưu đãi: Sale Off 5%