Đáp án mô đun 02 gvpt – tiểu học môn mĩ thuật

* Học sáng tác nhạc cho người mới
* Học Hòa âm phối khí trên Logic Pro X
* Học Sáng tác nhạc Pop Ballad
* Học Sản xuất âm nhạc trên máy tính

Đáp án phần tự luận môn Mĩ thuật mô đun 2


Đáp án phần trắc nghiệm môn Mĩ thuật mô đun 2

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Trả lời:

Học sinh biết làm việc theo nhóm, tranh luận phản hồi, thực hành làm ra sản phẩm và tự đánh giá sản phẩm.

HS được bồi dưỡng đức tính đoàn kết, trách nhiệm, tiết kiệm, chăm chỉ, yêu nước.

HS được hình thành và phát triển các năng lực: Quan sát và nhận xét thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ, tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.

Câu 2. Học sinh sẽ thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trả lời: Hoạt động sưu tầm (Chuẩn bị của HS)

  • Hoạt động khởi động quan sát (Hoạt động khởi động)
  • Hoạt động quan sát, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm (Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
  • Hoạt động thực hành sáng tạo, ứng dụng (Hoạt động sáng tạo, ứng dụng)
  • Hoạt động trưng bày, viết bài chia sẻ sản phẩm, tranh luận phản hồi và tự đánh giá sản phẩm. (Hoạt động phân tích, đánh giá)
  • HS quan sát, lắng nghe (Hoạt động mở rộng)

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời:

a. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, tiết kiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

  • Sưu tầm được đồ vật phế thải, vệ sinh sạch sẽ vật liệu tìm kiếm được, chuẩn bị dồ dùng học tập, tiết kiệm, tái chế vật liệu phế thải bảo vệ môi trường.
  • Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, của thợ thủ công/ nghệ nhân làm ra.
  • Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.

b. Về năng lực: Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

* Năng lực đặc thù:

  • Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ
  • Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
  • Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ

* Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

* Năng lực đặc thù khác:

  • Năng lực ngôn ngữ
  • Năng lực tính toán

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào?

Trả lời:

Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học:

Một số đồ vật trực quan:

+ 1 số loại bưu thiếp có hình dạng và cách trang trí khác nhau.

+ Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác

– Máy tính, máy chiếu.

– Một số dụng cụ thực hành: kéo, màu vẽ, súng bắn keo…

HS sử dụng các học liệu:

– SGK

– Các tài liệu liên quan trên sách, báo, internet…

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời:

Đọc/Nghe/ Nhìn/ Làm.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Sản phẩm hoạt động nhóm:

– HS đưa ra được các ý tưởng tạo sản phẩm cái bưu thiếp …(Ở hoạt động khởi động)

– HS nhận xét được đặc điểm, hình dáng, chất liệu, trang trí…. Của cái bưu thiếp…

– Nêu được sự khác biệt giữa bưu thiếp làm từ giấy với bưu thiếp có sử dụng đồ vật tái chế. (Ở hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)

– HS tìm ra được ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. HS sáng tạo được sản phẩm theo cá nhân/ nhóm theo yêu cầu của GV. (Ở hoạt động sáng tạo, ứng dụng)

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới cho học sinh?

Trả lời:

GV nhận xét trên cơ sở sự hiểu biết, chia sẻ, kết quả hoạt động nhóm của học sinh:

– Về thái độ học tập: Sự chuẩn bị, quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS.

– Về năng lực: quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS, sản phẩm HS.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?

Trả lời:

  • Các bước hướng dẫn làm ra sản phẩm.
  • Hình ảnh trực quan để giúp HS hình thành ý tưởng.
  • Các đồ dùng, nguyên vật liệu làm ra sản phẩm. (giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác).

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

Trả lời: Đọc – Nghe – nhìn – làm.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Học sinh sử dụng giấy màu hoay kết hợp đồ dùng tìm được để tạo ra bưu thiếp theo ý thích của mình.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

Giáo viên nhận xét, đánh giá trên cơ sở nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh theo từng mức độ.


Mẫu giáo án minh họa môn Mỹ thuật mô đun 2 Tiểu học

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Mĩ thuật 4

Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật (Tiết 1/4)

Tiết 1 – Vẽ / xé dán con vật

I/ Mục tiêu

1. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất sau:

– Yêu quý động vật, biết chăm sóc bảo vệ các con vật, yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Hình thành phẩm chất chăm chỉ thông qua việc thực hiện bài tập.

– Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường,…

2. Năng lực

Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:

  • Năng lực mĩ thuật

– Nêu được đặc điểm, hình dáng, môi trường sống của một số con vật.

– Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán.

– Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.

– Bước đầu chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống.

  • Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lực chọn nội dung thực hành theo chủ đề bài học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, … để sáng tạo sản phẩm.

  • Năng lực đặc thù khác

– Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận theo chủ đề.

– Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động.

3. Chuẩn bị của học sinh và giáoviên

1. Học sinh:

– SGK Mĩ thuật 4, Vở (giấy vẽ)

– Các đồ dùng cần thiết như: màu, giấy thủ công, hồ dán, kéo

– Tranh/ ảnh sưu tầm về con vật.

2. Giáo viên:

– Bài giảng điện tử, tranh ảnh, vi deo, mô hình về các con vật theo chủ đề bài học.

– SGK Mĩ thuật 4, hình ảnh hoặc vật thật minh họa nội dung bài học (đồ thủ công, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu đặc trưng vùng miền,…)

– Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, dán, ghép hình, nặn

– Máy tính, máy chiếu.

III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu

1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, luyện tập, hợp đồng, theo góc, … (Kết hợp nhiều phương pháp truyền thống và hiện đại)

2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, động não…

3. Hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp học. Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

4. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp, kĩ thuật.Thiết bị, ĐDDH
1-2p Hoạt động 1: Ổn định lớp. Ổn định trật tự lớp Ổn định trật tự, vị trí
2-3p Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học. * Tổ chức đố vui về con vật:

– GV hướng dẫn cách thức chơi:

Tên trò chơi: Ai nhanh hơn

Cách thức chơi: Nghe GV đọc câu đố bạn nào đoán nhanh, đúng bạn đó được một sao điểm tốt. Kết thúc cuộc chơi tổ nào có nhiều bạn trả lời đúng tồ đó giành chiến thắng.

– GV tổ chức chơi: Đọc câu đố / chiếu trên máy.

Câu 1: Phục phà phục phịch

Chân quỳ tay chống? (Con cóc)

Câu 2: Một lòng khuya sớm chuyên cần

Trách người vô nghĩa sao chê ngu đần? (Con bò)

Câu 3: Hai gươm tam giáo, mặc áo da bò

Thập thò cửa lỗ, ai bắt không cho? (Con cua)

Câu 4: Da trâu đầu rắn, chân ngắn cổ dài

Chẳng cần đào đất, vần cần đến mai? (Con rùa)

Câu 5: Vừa bằng con bò, nằm co giữa cổng? (Con voi)

=> GV tổng kết trò chơi, dẫn dắt, giới thiệu và ghi đầu bài. Nêu nội dung chủ đề và phạm vi tiết học (chủ đề gồm 4 tiết: Tiết 1-2 vẽ xé dán con vật. Tiết 3-4 tạo hình con vật bằng đất nặn, bìa, vỏ hộp. Tiết 1 chúng mình cùng vẽ/ xé dán một con vật theo ý thích)

* Cả lớp cùng tham gia

-Lắng nghe để biết cách chơi.

* HS cả lớp tham gia đoán (HS giơ tay nhanh)

5-6 HSTL

* Đọc/ lắng nghe, ghi đầu bài

(PP: Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề)

Bài giảng điện tử

10-12p Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.

1/Quan sát, nhận biết

2.1. Quan sát, tìm hiểu về con vật trong thực tế.

* GV Chia nhóm

* Nêu nội dung cần tìm hiểu khi QS

* Xem video

* Tổ chức chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8 bạn theo chủ đề con vật: Nhóm vật nuôi, vật dưới nước, vật hoang dã… cho HS xem video về các con vật (video dài 1,5p)

+ GV gắn bảng một số câu hỏi gợi mở để HS hiểu mục tiêu của mình khi QS cần chú ý những gì.

– Nêu tên gọi của từng con vật?

– Mỗi con vật đó có đặc điểm gì nổi bật/ (hình dáng, các bộ phận, màu sắc…)

– Mỗi con vật đó thường có hoạt động gì? Môi trường sống của chúng ra sao?

– Ngoài những con vật này con còn biết con vật nào khác? Hãy miêu tả chúng?

+ Bật video về con vật

* QSTL tìm hiểu kiến thức

+ Lắng nghe, thực hiện chọn nhóm/ chia vào nhóm theo ý thích

+ QS lắng nghe

+ Cả lớp xem video

(PP Quan sát, thuyết trình, phân tích tổng hợp, DH hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy..)

* Bảng phụ có ghi một số câu hỏi theo gợi ý

Video các con vật ở các môi trường sống khác nhau

* HS thảo luận

* HS trình bày kết quả thảo luận

* GV chốt ý

2.2. Tìm hiểu sản phẩm tạo hình con vật

* Tổ chức cho HSQS tìm hiểu sản phẩm

* Chốt nội dung sáng tạo

* Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm của mình – trình bày nội dung thảo luận lên giấy A0 (Thời gian 5p)

* Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày

> Chốt ý: Các con vật xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú: Có loài sống trên cạn, dưới nước, trong rừng, trên trời…Mỗi con có hình dáng, màu sắc, kích thước và hoạt động riêng. Nhưng con nào cũng đều có các bộ phận chính: Đầu, thân, đuôi và bộ phận di chuyển. Mỗi con có những đặc điểm riêng…,và những lợi ích khác nhau. Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng…

* Chuyển slile -Yêu cầu HSQS sản phẩm GV chuẩn bị – trả lời theo từng câu hỏi của GV:

– Con thấy những hình ảnh gì trong mỗi sản phẩm?

– Hình dáng, màu sắc của chúng như thế nào?

– Các sản phẩm được thực hiện bằng hình thức nào? Chất liệu gì?

-> Chốt ý: Lựa chọn các con vật, và vật liệu, màu sắc khác nhau theo ý thích của mỗi bạn…

=> Chuyển ý: Sang HĐ3

* Thảo luận nhóm và thực hiện theo yêu cầu.

(Từng HS ghi ý kiến cá nhân, nhóm trưởng thống nhất, chốt/ ghi nội dung chính ở giữa giấy)

* Đại diện 3-4 nhóm trình bày/ nhóm khác NX bổ sung nội dung còn thiếu

* Quan sát, lắng nghe

* QS trả lời theo câu hỏi.

1-2 HSTL: Các con vật

2-3 HSTL: Khác nhau: con thân to bầu dục, con thân tròn nhỏ, dài…

2-3 HSTL: Vẽ, xé, cắt dán con vật

* QS lắng nghe

* Giấy A0, bút dạ, nam châm

* Nam châm gắn tờ giấy thảo luận lên bảng.

* Sơ đồ tư duy do GV đã chuẩn bị

* Sản phẩm con vật của HS trên máy

16-18p 2/ Thực hành sáng tạo (PP gợi mở, thực hành)
2.1. Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo

* GV nêu câu hỏi gợi ý HS nêu ý tưởng

* Củng cố lại các bước vẽ

* GV Chốt cách thực hiện:

* Giới thiệu thêm về một số sp của HS.

* Lưu ý khi thực hiện

2.2. Thực hành, sáng tạo

* Tổ chức kí hợp đồng với HS

* Tổ chức cho HS thực hành sáng tạo

* Nêu câu hỏi gợi mở ý tưởng

– Con sẽ lựa chọn tạo hình dáng con vật nào?

Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Nó sống ở đâu?

– Con định thể hiện bằng chất liệu gì? Và định làm từng bước như thế nào?

– Con hãy nhắc lại từng bước vẽ con vật đã học ở lớp trước?

* Chuyển slile có hình minh họa từng bước:

B1/ Vẽ, xé, cắt các bộ phận lớn của con vật.

(Sắp xếp dán các bộ phận đó tạo thành hình con vật – đối với xé, cắt dán).

B2/ Vẽ, xé, cắt dán thêm các chi tiết, trang trí thêm cho con vật. (Vẽ màu – đối với vẽ)

– Mở máy giới thiệu một số sản phẩm vẽ/ xé dán của HS cũ – nêu câu hỏi:

– Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao?

-> Hình không quá to hay quá bé, tỉ lệ các bộ phận cân đối, màu sắc đủ độ đậm nhạt…

* Nêu nội dung trong bản hợp đồng, hướng dãn học sinh tích vào ô chọn theo khả năng của mình.

* GV nêu yêu cầu: Vẽ hoặc xé, cắt dán trang trí con vật theo ý thích.

* 4-5 HS nêu ý tưởng

* 2-3 HS nêu

* QS lắng nghe củng cố lại cách thực hiện

* QS tham khảo

* QS lắng nghe tránh mắc lỗi khi thực hiện bài

* Lắng nghe, đọc và kí hợp đồng theo khả năng của mình.

* Lắng nghe yêu cầu bài và thực hành – Thực hành cá nhân

* Hợp đồng học tập môn MT

Tải Kế hoạch bài dạy


TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận