CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH BỘ TÀI LIỆU GIÁO DỤC STEM – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO

Trong Bộ Tài Liệu Giáo Dục STEM – Hành Trình Sáng Tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Trà Vinh, chúng ta được giới thiệu với những chủ đề thực hành độc đáo. Những hoạt động này không chỉ làm sâu sắc các kiến thức Toán, Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và ứng dụng thông qua các dự án thực tế.

Ví dụ như việc tạo cột đèn giao thông xoay, búp bê vận động, thước gấp, khẩu trang, đường gấp khúc linh hoạt, cẩm nang ăn uống, và rạp chiếu bóng mini là những trải nghiệm học tập độc đáo và sáng tạo. Điều đặc biệt là những hoạt động này thay thế một cách tích cực những bài giảng truyền thống, giúp học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển kỹ năng sáng tạo, tư duy logic và kỹ năng thực hành một cách toàn diện.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Trà Vinh
CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH BỘ TÀI LIỆU GIÁO DỤC STEM – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
HK STT Loại hình Tên Thời lượng Môn chủ đạo Yêu cầu cần đạt trong CT GDPT 2018 Mô tả chủ đề Gợi ý thời điểm tổ chức
KNTT&CS CTST Cánh diều
LỚP 1 2 Bài học STEM Cột đèn giao thông xoay (3-4 tiết) Toán Toán
– Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa.
– Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Mĩ thuật
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
– Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.
– Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
– Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
Tự nhiên và Xã hội (tích hợp và tạo ngữ cảnh)
– Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.
– Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông.
Học sinh làm một cột đèn giao thông có ba đèn hình tròn/hình vuông xoay quanh trục, mỗi đèn có hai mặt ứng với hai trạng thái: đèn sáng và đèn tắt bằng cách tô màu đậm-nhạt.
Khi muốn biểu diễn đèn xanh, xe được phép lưu thông thì học sinh xoay mặt xanh đèn ra phía trước, còn các đèn đỏ, đèn vàng thì xoay mặt đèn sáng ra phía sau.
Thay thế cho:
Bài 7/20. Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
Bài 15/20. Vị trí, định hướng trong không gian
Thay thế cho:
Bài 1/39. Vị trí.
Bài 3/39. Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
Thay thế cho:
Bài 1. Trên-Dưới, Phải-Trái. Trước sau. Ở giữa
Bài 2. Hình vuông – Hình tròn -Hình tam giác – Hình chữ nhật
LỚP 1 7 Bài học STEM Búp bê vận động
(4 tiết)
TNXH Tự nhiên và xã hội
– Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể (học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận cơ bản là đầu, thân mình, tay, chân, ngoài ra có thể kể chi tiết hơn như đầu có mắt, mũi, tai, miệng,…).
– Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh.
Toán
– Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
– Thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật (học sinh ghép được các hình hình học để tạo ra mô hình người).
Mĩ thuật
– Tạo được hình dạng cơ bản (tạo hình người).
– Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo (học sinh sử dụng hình hình học bằng bìa cho sẵn, ghim cánh phượng để làm búp bê vận động).
– Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè (học sinh gọi được tên sản phẩm STEM là búp bê vận động, trình diễn được cách sử dụng búp bê để mô phỏng tư thế đầu, tay, chân khi vận động theo mẫu cho sẵn).
Học sinh làm một búp bê bằng giấy bìa cứng bằng cách chọn các hình hình học phù hợp để biểu thị từng bộ phận (ví dụ: hình tròn lớn làm đầu; hình chữ nhật dài làm chân, tay; hình chữ nhật lớn làm thân mình; hình tròn nhỏ làm bàn tay, bàn chân,…) và có thể xoay được ở vị trí cổ, vai, khuỷu tay, khuỷu chân để mô phỏng các tư thế của một người khi vận động hay đứng yên.
Tiêu chí:
– Búp bê được lắp ghép, xếp bằng giấy bìa hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật .
– Búp bê có thể xoay đầu; co, duỗi tay và chân.
– Dùng búp bê để biểu diễn được các động tác cơ thể như khi chạy, nhảy, đi, đứng, ngồi.
Thay thế
Bài 20/28 Cơ thể em và Bài 23/28. Vận động và nghỉ ngơi
Thay thế
Bài 22/32 Cơ thể của em và Bài 26/32. Em vận động và nghỉ ngơi
Thay thế
Bài 14/21 Cơ thể của em và Bài 17/21. Em vận động và nghỉ ngơi
LỚP 2 Bài học STEM Thước gấp 3 tiết Toán Toán (HK2,Bài 55)
– Nhận biết đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét).
– Đổi số đo độ dài giữa các đơn vị dm, m và cm.
– Thực hiện việc tính toán với các số đo độ dài.
– Sử dụng thước đo có chia vạch đến xăng-ti-mét để đo, vẽ đoạn thẳng có độ
dài cho trước.
Mĩ thuật (môn học tích hợp):
– Biết lựa chọn được dụng cụ, vật liệu phù hợp để thực hành (chọn dụng cụ, vật liệu làm thước gấp).
– Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình cơ bản (thước gấp có sự lặp lại của các hình chữ nhật là các đoạn thước).
– Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào?
(Nêu được công dụng và cách sử dụng thước gấp).
HS làm làm một cây thước gấp với các yêu cầu sau:
– Thước gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn có độ dài 10 cm.
– Mỗi đoạn có chia các vạch cách đều nhau 1 cm và có ghi rõ số đo tại mỗi vạch.
– Độ dài của thước khi mở thẳng ra là từ 30 cm đến 50 cm.
– Thước có thể mở ra và gấp lại dễ dàng.
– Thước có ghi tên nhóm hoặc vẽ biểu tượng và gắn vào đầu thước
Thay thế cho:
Bài 55: Đề-xi-mét. Mét. Ki-lô-mét (Toán tập 2, trang 65)
Thay thế cho:
Bài: Đề-xi-mét (Toán tập 1, trang 31)
Thay thế cho:
Bài: Đề-xi-mét (Toán 1, trang 12)
LỚP 2 Bài học STEM Khẩu trang của em 3 tiết Tự nhiên và Xã hội Tự nhiên và xã hội (HK2, bài 23)
– Chỉ và nói được tên bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.
– Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp thông qua hoạt động thở ra và hít vào.
– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
Môn Toán
– Sử dụng được dụng cụ đo lường thông dụng (thước dây có chia vạch đến xăng-ti-mét,…) để thực hành đo.
Môn Mĩ thuật
– Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào?
– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
Học sinh làm khẩu trang với các yêu cầu:
– Khẩu trang có kích thước phù hợp để che được mũi và miệng.
– Dây đeo có chiều dài phù hợp, được gắn chặt vào khẩu trang.
– Có viết tên nhóm hoặc gắn biểu tượng nhóm trên khẩu trang.
– Chiều đeo khẩu trang được xác định dễ dàng.
– Khẩu trang được trang trí đẹp mắt, sáng tạo.
Thay thế cho:
Bài 23. Tìm hiểu cơ quan hô hấp (TNXH, trang 86)
Thay thế cho:
Bài 21. Cơ quan hô hấp (TNXH, trang 84)
Thay thế cho:
Bài 16. Cơ quan hô hấp (TNXH, trang 92)
LỚP 2 Bài học STEM Khẩu trang của em 4 tiết Tự nhiên và Xã hội Tự nhiên và xã hội (HK2, bài 23)
– Chỉ và nói được tên bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.
– Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp thông qua hoạt động thở ra và hít vào.
– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
Môn Toán
– Sử dụng được dụng cụ đo lường thông dụng (thước dây có chia vạch đến xăng-ti-mét,…) để thực hành đo.
Môn Mĩ thuật
– Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào?
– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
Học sinh làm khẩu trang với các yêu cầu:
– Khẩu trang có kích thước phù hợp để che được mũi và miệng.
– Dây đeo có chiều dài phù hợp, được gắn chặt vào khẩu trang.
– Có viết tên nhóm hoặc gắn biểu tượng nhóm trên khẩu trang.
– Chiều đeo khẩu trang được xác định dễ dàng.
– Khẩu trang được trang trí đẹp mắt, sáng tạo.
Thay thế cho:
Bài 23. Tìm hiểu cơ quan hô hấp (TNXH, trang 86)
Thay thế cho:
Bài 21. Cơ quan hô hấp (TNXH, trang 84)
Thay thế cho:
Bài 16. Cơ quan hô hấp (TNXH, trang 92)
LỚP 2 Hoạt động trải nghiệm STEM Đường gấp khúc linh hoạt 2-3 tiết Toán Toán (HK1, Bài 26)
– Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
– Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Mĩ thuật
– Lựa chọn được dụng cụ, vật liệu để thực hành (chọn dụng cụ, vật liệu làm đường gấp khúc linh hoạt).
– Nhận ra được cùng một chủ đề có thể sử dụng chất liệu hoặc hình thức tạo hình khác nhau (dùng đường gấp khúc linh hoạt để tạo ra nhiều hình khác nhau).
– Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình cơ bản (đường gấp khúc linh hoạt có sự lặp lại của các đoạn ống hút).
– Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào? (Nêu được công dụng và cách sử dụng đường gấp khúc linh hoạt để mô tả một số đường đi).
Học sinh làm làm đường gấp khúc
linh hoạt với yêu cầu:
– Đường gấp khúc có nhiều
đoạn, có thể dùng để tạo
nhiều tứ giác khác nhau.
– Có thể thay đổi được độ dài
mỗi đoạn.
– Sản phẩm dễ sử dụng và
dùng được nhiều lần.
Sau khi học xong:
Bài 26. Đường gấp khúc. Hình tứ giác (Toán tập 1, trang 102)
Sau khi học xong:
Bài. Đường gấp khúc (Toán tập 1, trang 52)
Sau khi học xong:
Bài. Hình tứ giác (Toán tập 1, trang 82)
Bài. Đường thẳng. Đường cong. Đường gấp khúc (Toán tập 1, trang 86)
Bài. Độ dài đoạn thẳng. Độ dài đường gấp khúc (Toán tập 1, trang 88)
LỚP 3 Bài học STEM Cẩm nang  ăn uống có lợi cho sức khoẻ 3 tiết TNXH Tự nhiên và Xã hội
– Kể được tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh.
Mĩ thuật
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.
– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.
Công nghệ
– Lựa chọn được vật liệu và sử dụng được các dụng cụ để làm sản phẩm đúng cách, an toàn.
Toán
– Sử dụng được compa để vẽ đường tròn
– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.
Học sinh làm bảng xoay “Cẩm nang ăn uống có lợi cho sức khoẻ” với các yêu cầu:
(1) Có dạng hình tròn và có hình vẽ minh hoạ ít nhất tám loại thức ăn, đồ uống sử dụng hằng ngày.
(2) Thể hiện được thông tin về thức ăn, đồ uống có lợi hay không có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.
(3) Có thể xoay để thể hiện thông tin về một loại thức ăn, đồ uống trên cẩm nang.
(4) Được trang trí đẹp và sáng tạo.
Bài 19:Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh
Bài 21:Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh
Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh
Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ
LỚP 4 Bài học STEM Rạp chiếu bóng mini 3-4 tiết Khoa học Khoa học
− Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
− Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
Toán
– Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song bằng thước thẳng và êke.
– Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng.
Mĩ thuật
– Xác định được mục đích, đối tượng sáng tạo cho sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm.
Học sinh lên ý tưởng thiết kế, lựa
chọn câu chuyện và chế tạo rạp
chiếu bóng mini từ các nguyên liệu
đơn giản, phù hợp và biểu diễn một
câu chuyện bằng bóng thể hiện được
sự thay đổi kích thước của bóng,
trình diễn câu chuyện bằng bóng
trước mọi người

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận