BÀI HỌC STEM – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM
BÀI HỌC STEM/HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM
Âm thanh trong cuộc sống
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 4 | Thời lượng: 2 tiết |
Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung …….. (môn : Khoa học lớp ) | |
-Mô tả bài học:
-Nội dung môn : Khoa học có yêu cầu cần đạt như sau: Giúp HS: KT: Biết được một số loại tiếng ồn. KN: Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống ô nhiểm tiếng ồn. Làm dược một số sản phẩn thường gặp trong cuộc sống. – Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM /hoạt động trải nghiệm STEM“Âm thanh trong cuộc sống ”, học sinh sẽ: Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. |
|
Nêu được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống; thu thập, so sánh và trình bày được thông tin về một số nhạc cụ; nêu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống; vận dụng kĩ năng gấp, cắt, xếp, vẽ… để làm một nhạc cụ. |
Môn học | Yêu cầu cần đạt | |
Môn học
chủ đạo |
Khoa học | Kể tên một số dụng cụ em thường gặp. |
Môn học
tích hợp |
Mĩ thuật | Trang trí vẽ đẹp |
Nhạc | Biết phân biệt, cảm thụ được âm thanh trong cuộc sống. | |
Công nghệ | Sản phẩm có sáng tạo. |
- Yêu cầu cần đạt (của bài học)
Giúp HS:
KT: Biết được một số âm thanh có trong cuộc sống. Phân loại được âm thanh có lợi và có hại cho con người Làm được một số sản phẩm có sáng tạo.
KN: Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống ô nhiểm tiếng ồn.
GDSTEM: Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị của Giáo viên
– Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
– Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh:
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Lon bia ,bìa, giấy màu | 10 | SGK |
2 | chỉ, khuyên kim loại, keo dán | 4 | SGK |
3 | Thanh tre | 4 | SGK |
- Chuẩn bị của học sinh
– Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT | Thiết bị/ Học liệu | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Lon bia ,bìa, giấy màu | 2 | SGK |
2 | Chỉ, khuyên kim loại, | 2 | SGK |
3 | keo dán, kéo | 1 | SGK |
4 | Thanh tre | 1 | SGK |
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||
A) Khởi động :
Hoạt động 1. Mở đầu Giao nhiệm vụ : Học sinh dựa vào tranh SGK và vốn hiểu hiết kể các loại âm thanh có trong cuộc sống. Cho học sinh ghi vào giấy A4 rồi đại diện trình bày. GV nhận xét. GV cho HS: Phân loại âm thanh em thích và không thích. – GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích. + Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng trống, tiếng đàn , tiếng người nói chuyện, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ .2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới . – Nhiệm vụ 1: Kể tên âm sự vật phát ra âm thanh theo tranh: Nhiệm vụ 2: GV cho HS quan sát tranh và nêu tiếng ồn có từ đâu? GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra? Vậy ô nhiễm tiếng ồn có tác hại gì? GV nhận xét Nhiệm vụ 3: HS thảo luận theo nhóm: Kể các loại âm thanh ở khu vực nơi em sống và trong lớp học. + Nơi em ở có những loại âm thanh nào? + Trong lớp học âm thanh phát ra từ đâu? Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, … cũng là nguồn gây tiếng ồn. VậyTiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn? Nhiệm vụ: Cho học sinh thảo luận ghi đề xuất làm giảm hoặc hạn chế ô nhiểm tiếng ồn bản thân và cho người khác. – GV nhận xét. Tuyên dương. · Nhiệm vụ chung: Cho HS làm vào phiếu bài tập 1: Gv phát phiếu, theo dõi học sinh làm bài – Gv nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng. GV nếu vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày con người chúng ta luôn sử dụng một loại hoạt động nghệ thuật để giảm sự căn thẳng đó là thưởng thức âm nhạc. Vậy để tạo thành một bản nhạc cần những nhạc cụ gì? Chúng ta cùng khám nhé. Nhiệm vụ 1: Cho học sinh kể tên một số nhạc cụ thường gặp: – GV: Từ thời xa xưa đến nay trong âm nhạc trống luôn biểu tượng nhạc cụ của dân tộc. Vậy các biết có những loại trống nào? Gv cho học sinh đề xuất ý tưởng làm một loại trống mà em thích. GV hỏi: Để làm được một cái trống các em cần những vật dụng nào? Trong cái trống bộ phận nào là quan trọng nhất? Nhiệm vụ: Gv chia nhóm và cho các em làm một loại trống theo sự thống nhất của nhóm: Cho học sinh thực hành Cho học sinh trưng bày sản phẩm GV đưa ra tiêu chí sản phẩm. GV cho học sinh đại diện lên trình bày và gõ thử – Nhận xét tuyên dương. Nhận xét chung hoạt động học |
– Hát vui
– Thảo luận trả lời – HS thảo luận, đại diện trình bày. – HS nhận xét và bổ sung. -HS trao đổi , thảo luận
HS trả lời cá nhân – HS thảo luận, trình bày HS thảo luận, trình bày -Nhận xét bổ sung. HS thảo luận điền vào phiếu Đại diện đọc. nhận xét HS kể tên các dụng cụ HS nêu HS nêu Nhóm làm việc HS trưng bày sản phẩm; Đại diện trình bày và gõ thử cho lớp nghe Đánh giá sản phẩm |
- Phụ lục
Phiếu học tập
Phiếu 1
Khám phá một số nhạc cụ tạo ra âm thanh
Nhiệm vụ 1; Hãy nêu những âm thanh mà em thích và âm thanh em không thích.
Ưa thích | Không Ưa thích |
………………………………………………………….. | ………………………………………………………….. |
Nhiệm vụ 2: hãy kể tên các nhạc cụ mà em thường gặp:……………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 3: hãy đề xuất cách làm giảm hoặc hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho người khác.
Phiếu bài tập 2:
Nhiệm vụ 1; HS nêu tên vật liệu để làm trống
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 2: Thiết kế trống:
- Phiếu đánh giá
Tiêu chí | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Cần cố gắng |
Nhạc cụ thuộc một trong các loại nhạc cụ hơi, nhạc cụ dây hoặc nhạc cụ gõ. | |||
Nhạc cụ có thể phát ra được âm thanh. |
|||
Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng |
- Sản phẩm minh họa:
Bình luận